Nho Ninh Thuận giá rẻ bất ngờ ở Hà Nội

Theo gợi ý của mối buôn trái cây lâu năm, chị Phạm Hương (Tây Hồ, Hà Nội) quyết định nhập nho đỏ Ninh Thuận về bán.
Với mức giá chỉ 260.000 đồng mỗi thùng 10 kg, chị Hương đã được khách đặt mua với số lượng hơn 1 tấn nho sau 2 ngày rao hàng. Trang bán hàng online của shop liên tục có khách hỏi mua và lịch nhận hàng.
Tuy nhiên, chưa kịp vui, chị nhận được thông tin nhiều thực khách nghi ngại chất lượng và tính an toàn của loại nho này. Trước thông tin bất lợi, chị phải tạm dừng nhập thêm nho để kiểm tra đợt hàng đầu tiên.
Tại Hà Nội, nho đỏ Ninh Thuận có giá bán dao động 240.000-260.000 đồng mỗi thùng.
Nguyễn Ngọc Anh (Xuân Thủy, quận Cầu Giấy) là một trong những khách hàng phàn nàn về nho giá 24.000 đồng/kg. Thực khách này mua qua mạng: “Vẫn biết nho mùa mưa không thể ngon nhưng không ngờ nó lại chua loét và ăn rát lưỡi đến vậy”.
Sau khi đăng ý kiến lên diễn đàn, khách hàng trên nhận được khá nhiều đồng tình. Phạm Khánh Vân (Xã Đàn, quận Đống Đa) cho biết, giá nho trên dưới 240.000 đồng mỗi thùng 10 kg là rẻ, nhưng nếu rẻ mà không ăn được thì lại thành đắt.
Tuy nhiên, bên cạnh những thực khách mua phải nho kém chất lượng, khá đông khách cho rằng, nếu biết cách chọn, vẫn có thể mua được hàng ngon, giá mềm.
Chủ shop trái cây Phạm Hương cho biết, sau khi kiểm tra chất lượng hơn 100 kg nho chuyển ra Hà Nội đợt đầu, chị thấy ổn, quyết định rao bán và tiếp tục nhập hơn 1 tấn hàng mới.
Chị giải thích, chất lượng quả cũng tùy vườn. Nếu chọn được vườn nho ngon, chấp nhận lãi ít hơn, vận chuyển an toàn thì đây thật sự là hàng ngon, bổ, rẻ.
Nhiều chủ hàng cho biết, nho Ninh Thuận là mặt hàng ngon, bổ, rẻ nếu thực khách biết cách lựa chọn.
Tại một cửa hàng trái cây trên đường Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm), giá bán buôn nho tại đây là 280.000 đồng mỗi thùng 10 kg, bán lẻ 35.000 đồng/kg. Mức giá cao hơn mặt bằng chung song nho đỏ đều, vị ngọt dịu nên vẫn được khách chấp nhận.
Anh Lê Thành, lái buôn trái cây chuyên tuyến Ninh Thuận – Hà Nội chia sẻ, nho Ninh Thuận đang vào mùa. Năm nay, loại quả này được tiêu thụ khá mạnh ở thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận, do giá rẻ, nguồn gốc uy tín.
Anh cho biết, giá bán tại vườn của loại nho đỏ này chỉ từ 10.000 đến 13.000 đồng mỗi kg. Cộng thêm chi phí vận chuyển khoảng 50.000-60.000 đồng một thùng 10 kg ra tới Hà Nội, đẩy giá bán lẻ tại thị trường này dao động 24.000-26.000 đồng/kg.
“Đang vào mùa mưa, nho dễ nứt quả nên nhiều nhà vườn thu hoạch sớm, khi chưa chín đều khiến nho bị chua. Loại nho đỏ này vẫn được người dân địa phương dùng ngâm rượu, mật, làm si rô. Một số vườn vẫn bán ăn quả tươi và thường nhập đi Hà Nội, Sài Gòn, các tỉnh khác, với giá rẻ”, anh Thành cho hay.
Thương lái này khẳng định, các loại nho trồng tại Ninh Thuận đều an toàn. Hình dáng bên ngoài của nho địa phương này cũng rất dễ phân biệt với nho Trung Quốc và các giống khác.
Có thể bạn quan tâm

Việc chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc vẫn luôn là một nỗi quan tâm lớn của các cấp chính quyền địa phương. Đa phần cuộc sống đồng bào dân tộc còn khó khăn, trong đó nhiều hộ thiếu ý thức vươn lên, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Song, một thực tế phải nhìn nhận là có rất nhiều người dân tộc đầy nghị lực, vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.

Mô hình nhân rộng nuôi cá hệ VAC ở xã Thanh Yên, huyện Điện Biên là một trong những mô hình khuyến nông điển hình giúp người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập.

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện khó khăn nhất tỉnh, đã và đang được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ. Huyện Mường Ảng hiện có 9 xã và 1 thị trấn, trong đó 8 xã đặc biệt khó khăn (vùng III); 1 xã vùng II; thị trấn Mường Ảng (vùng I).

Nếu 60 năm trước, cả dân tộc góp gạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ để nuôi quân đánh giặc và sau giải phóng Điện Biên, hàng năm, người dân khu vực lòng chảo Điện Biên vẫn được nhận gạo cứu đói của Nhà nước; thì nay, cánh đồng Mường Thanh đã làm ra đủ gạo cho khu vực lòng chảo Điện Biên và chất lượng gạo xếp ngang hàng với gạo Tám xoan Hải Hậu (Nam Định) và được nhiều khách du lịch chọn làm quà sau những ngày có mặt ở Điện Biên.

Hiện tỉnh Bình Ðịnh có 1.433 tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ đã được trang bị máy thông tin liên lạc HF tầm xa, đạt 52% so với tổng số tàu thuyền đánh bắt xa bờ của tỉnh.