Nhờ Định Danh Sinh Vật Lạ

Ông Đỗ Chí Sĩ-Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau, cho biết: Vừa gởi báo cáo bước đầu với UBND tỉnh Cà Mau về kết quả thu mẫu tìm nguyên nhân cá chết bất thường ở Bồ Đề (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau).
Theo báo cáo, tình nghi 3 nguyên nhân làm cá chết. Thứ nhất là tảo độc, tên khoa học “Psendonizschiaspp” - xuất hiện mật độ cao trong nước, khả năng gây chết cá và nhiều loài thủy sản khác. Kế đó “dầu khoáng” xuất hiện lơ lửng trên tầng mặt cao gấp 100 lần mức bình thường. Một sinh vật lạ (đang nhờ chuyên gia một số trường đại học tra cứu, định danh) cũng được tìm thấy qua mẫu gởi xét nghiệm nhưng chưa biết rõ tác hại ra sau. Sinh vật lạ ấy chiều dài từ 5-7cm (ảnh), hình thù giống cá lạt dây nước mặn lúc còn nhỏ.
Theo ông Sĩ, hôm lấy mẫu nước gởi phân tích, kiểm nghiệm, sinh vật lạ ấy xuất hiện mật độ dày trên vùng biển Bồ Đề và một số con rạch lân cận vùng biển này. Ngư dân bản địa gọi sinh vật lạ ấy là “con dời” nhưng qua hình ảnh, ông Sĩ quan sát kỹ không giống vì “con dời” có chân còn loài lạ này thì không. Ngư dân địa phương không ai dám bắt loài sinh vật lạ ấy để làm thức ăn cho vật nuôi, gia súc vì nó rất tanh.
Trước đó, khoảng đầu tuần tháng 6, cá ngát, cá nâu, cá lạc dây… chết bất ngờ và trôi dạt vào cửa biển Bồ Đề sau đó lan vô một số nhánh sông ăn thông với biển. Nhận được phản ảnh, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau tiến hành khảo sát thực tế, lấy mẫu cá chết và mẫu nước gởi kiểm nghiệm, phân tích, tìm nguyên nhân cá chết.
Có thể bạn quan tâm

Từ cuối năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, giá sò huyết tại bãi liên tục tăng, loại 80 con/kg có giá hơn 60.000 đồng/kg. Người nuôi sò phấn khởi nhưng nhìn lại thì “có kẻ cười, người khóc” - ông Nguyễn Văn Trung ở ấp Thạnh Lộc, xã Bảo Thạnh (Ba Tri) cho biết.

Nếu như năm 2013, người nuôi tôm thẻ chân trắng ở Phú Tân (Cà Mau) phấn khởi bấy nhiêu thì hiện nay lại lo lắng bấy nhiêu. Giá cả sụt giảm là một tác động mạnh vào tư tưởng của người nông dân.

Hệ thống máy san phẳng đồng ruộng bằng tia laser gọn nhẹ, chỉ gồm bộ phát tín hiệu laser; cụm gàu san và bộ phận thu phát tín hiệu, hệ thống thủy lực gắn trên máy kéo. Cơ chế vận hành của hệ thống này như sau: Tia laser được phát bởi bộ phát tín hiệu laser tạo thành mặt chuẩn laser cố định song song với mặt phẳng nằm ngang. Bộ nhận tín hiệu laser lắp cố định trên cụm gàu san.

Theo báo cáo của Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Chư Pah (Gia Lai), thời gian qua trên địa bàn huyện có trên 1.000 ha cao su bị bệnh phấn trắng (850 ha bị nhiễm nhẹ, 100 ha nhiễm trung bình và 50 ha nhiễm nặng), với tỷ lệ trung bình 15-20% và cao 75%. Hiện tại, người dân và các công ty đang tiến hành xử lý bằng cách phun thuốc Sulox 80 WP và thuốc Kumulus+Carbenzim 500FL.

Xã Quơn Long (huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) là vùng chuyên canh thanh long, với 910/925 ha đất nông nghiệp trồng thanh long.