Nho chuỗi ngọc trong suốt giá 2 triệu đồng/kg là cây dại

Cư dân mạng đang xôn xao về một loại quả có giá đắt trên trời lên tới 2 triệu đồng/kg.
Loại quả này được nhiều người quan tâm tìm mua bởi vị chua thanh, không ngọt nhưng vô cùng hấp dẫn.
Mỗi quả có kích thước bằng đầu ngón tay, quả chín mọng đẹp mắt, có thể nhìn thấu vỏ vào phía bên trong.
Quả có 4 màu đỏ, đen, hồng và trắng mỗi khi chín. Chính vì những đặc điểm này mà người Việt gọi thứ quả này với cái tên vô cùng kiêu sa là nho chuỗi ngọc trong suốt.
Cây lý chua mọc nhan nhản trên đường phố và trong các khu rừng tại Châu Âu.
Thế nhưng sự thật về loại quả nghe tên có vẻ sang chảnh này lại khiến những người từng bỏ số tiền không nhỏ ra mua về nhà “hưởng thụ” phải bất ngờ. Bởi “nho chuỗi ngọc” vốn dĩ là một loại quả mọc ven đường tại các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp, Hà Lan… có giá quy ra tiền Việt khoảng 250.000 – 400.000 đồng/kg.
Theo chị Lương Hạnh, Việt kiều sinh sống tại Anh cho biết, người dân ở đây rất ít khi coi “nho chuỗi ngọc” như một loại hoa quả sử dụng thường ngày.
Do vị chua và quả bé mà hạt to nên thường được dùng để làm mứt bánh mỳ, ngâm nước uống, trang trí bánh, trộn salad,…
Về cơ bản, đối với những người sống tại các quốc gia trên thì đều coi đây là loại cây hết sức bình thường, thậm chí còn dễ mọc tới mức được coi là cây dại.
Nhiều gia đình tại Anh, Pháp và Đức trồng “nho chuỗi ngọc” ngay trong sân vườn một cách dễ dàng. Tên thật của loại quả này là Ribes (quả lý chua), được trồng tại các khu vực ôn đới.
Loại quả này thường thu hoạch mỗi năm một lần. Tuy là loài cây dại mọc một cách dễ dàng, thế nhưng quả lý chua có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ con người, thế nên được người châu Âu ưa chuộng.
Quả lý chua có hàm lượng vitamin C cao, tốt cho tim mạch, là một loại thuốc bổ tự nhiên.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên tắc 1: Đặt trại nuôi tôm theo quy hoạch quốc gia và khuôn khổ pháp luật tại những địa điểm phù hợp về mặt môi trường, sử dụng tài nguyên đất và nước hiệu quả và theo cách thức bảo tồn được đa dạng sinh học, nơi cư trú và các chức năng của hệ sinh thái nhạy cảm về mặt sinh học với ý thức rằng những hoạt động sử dụng đất đai, con người và loài khác cũng dựa vào cùng hệ sinh thái này.

Tiêu chuẩn ASC Tôm được chuyển giao tới Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC)

Chiều qua (22/6), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) và Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

Chiều ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

Qua hai thập niên, ngành cá tra Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này đã đặt ra nhiều thách thức. Để giải quyết điều này cần phải có những tiêu chuẩn thiết thực và đáng tin cậy.