Nho chuỗi ngọc 2 triệu trong siêu thị Pháp bán 500 nghìn

Cộng đồng mạng đang xôn xao về loại quả có cái tên “nho chuỗi ngọc” được bán với giá 2 triệu đồng/kg.
Loại nho lạ này có 4 màu đỏ, đen, hồng, trắng có tên currant được trồng tại một số nước châu Âu, dùng để ăn ngay hoặc làm mứt, pha siro uống giải nhiệt.
Nho chuỗi ngọc còn có tên khác là Ribes (quả lý chua), phù hợp với vùng trồng có khí hậu ôn đới và cho thu hoạch mỗi năm một lần.
Loại quả này có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ con người với hàm lượng vitamin A, vitamin C cao, không chất béo, lượng calo thấp, tốt cho sức đề kháng và hệ tiêu hoá.
Tại các nước châu Âu, dễ dàng bắt gặp cây lý chua mọc ven đường hoặc trong rừng, nhiều gia đình còn trồng làm cảnh.
Tuy nhiên, nhiều trang trạng châu Âu cũng trồng loại cây này với mục đích thương mại và để cung cấp cho các siêu thị, người nông dân phải đảm bảo có đầy đủ giấy tờ cung cấp thông tin về xuất xứ, canh tác. Tại đây, loại nho này được bán với giá khoảng trên dưới 500 nghìn đồng/kg.
Bởi yếu tố độc lạ và tốt cho sức khoẻ con người, những trái nho có hình dáng lấp lánh như những hạt cườm này nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người tiêu dùng Việt.
Cuối năm 2014, một cửa hàng chuyên bán trái cây nhập khẩu tại Hà Nội thông báo bán nho chuỗi ngọc với giá 2 triệu đồng/kg.
Tuy nhiên, hiện tại không có nhiều cửa hàng nhận đặt loại trái cây cao giá này.
Cận cảnh hình ảnh nho chuỗi ngọc gây sốt trên cộng đồng mạng tại một siêu thị ở Pháp.
Mỗi hộp 125 gram có giá 2 EUR, tương đương 400 nghìn đồng/kg.
Loại quả này trông khá bắt mắt, có thể nhìn thấy hạt ở bên trong, đẹp như những chuỗi ngọc
Loại quả này ngoài ăn ngay còn có thể làm siro pha nước uống giải nhiệt, làm mứt phết vào bánh mỳ ăn sáng.
Mứt làm từ nho chuỗi ngọc đỏ có giá khoảng 70 nghìn đồng/lọ.
Loại quả sang chảnh tại Việt Nam được bày bán cùng gian hàng với các loại quả họ dâu tại siêu thị Pháp.
Quả mâm xôi từng gây sốt tại Việt Nam có mức giá tương tự.
Dâu tây bày cùng gian hàng có mức giá rẻ hơn, chỉ khoảng 12 EUR/kg, tương đương 300 nghìn đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân trên địa bàn huyện Núi Thành, Đại Lộc phập phồng nỗi lo mất mùa vì hàng loạt diện tích lúa và hoa màu bị khô hạn nặng do nhiều hồ chứa cạn kiệt nước... Để chống hạn cho cây lúa đang thời kỳ đứng cái, làm đòng, các địa phương đang xoay xở nhiều phương án ứng phó.

Tính đến hết tháng 6/2013, diện tích tôm sú và tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại khoảng 23.938 ha, chiếm 4,2% tổng diện tích thả nuôi, bằng 65% so với cùng kỳ.

Các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện đang phải đối mặt với tình trạng tôm nuôi bị chết trên diện rộng.

Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi và lãnh đạo các sở, ngành đã có đợt khảo sát thực tế vùng nuôi tôm công nghiệp trọng điểm của tỉnh tại các huyện Kiên Lương, Giang Thành và thị xã Hà Tiên. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm ở đây đều gặp khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng, hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư hoàn chỉnh và tình hình dịch bệnh khiến tôm chết hàng loạt.

Dự án bò Heifer do Hội Nông dân (ND) Long An và Công ty Heifer triển khai tại huyện Thủ Thừa (Long An) đang mang lại những kết quả tích cực. Từ con bò giống mượn của dự án, nhiều hộ đã có tài sản tích lũy.