Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhìn Lại Vụ Nuôi Tôm 2013 Và Những Điều Cần Quan Tâm Trong Vụ Nuôi 2014

Nhìn Lại Vụ Nuôi Tôm 2013 Và Những Điều Cần Quan Tâm Trong Vụ Nuôi 2014
Ngày đăng: 09/05/2014

Năm 2013, cả nước có khoảng 30 tỉnh/thành nuôi tôm nước lợ, tổng diện tích thả nuôi 652.612 ha, sản lượng đạt 475.854 tấn. Trong đó, khu vực ĐBSCL chiếm 92,5% diện tích và 79,8% sản lượng. Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích thả nuôi 6.270 ha, là một trong 10 tỉnh, thành có diện tích nuôi tôm lớn trong nước.

Năm 2013 là năm phục hồi sản xuất nuôi tôm nước lợ tại nước ta, tôm được giá và bước đầu có giải pháp kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, nuôi tôm nước lợ năm 2013 vẫn còn các khó khăn, bất lợi:

(1) thời tiết diễn biến bất thường, nhiệt độ tăng cao, xâm nhập mặn lấn sâu vào nội địa gấy bất lợi cho nuôi trồng thủy sản cả nước;

(2) dịch bệnh thủy sản diễn biến rất phức tạp, mặc dù nguyên nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi đã được xác định nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra, gây thiệt hại cho người nuôi ở hầu hết các địa phương trong cả nước;

(3) chất lượng các yếu tố đầu vào giảm sút, giá thức ăn và giống tôm tăng cao;

(4) người nuôi và doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản đều thiếu vốn sản xuất, khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Theo báo cáo tổng kết nuôi tôm nước lợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013).

Trong năm 2014, theo định hướng của Bộ NN và PTNT, sẽ duy trì ổn định diện tích và sản lượng nuôi tôm sú. Đối với tôm thẻ chân trắng, tăng sản lượng 20 – 30%, phát triển nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh quy mô trang trại và quy mô nông hộ ở những nơi có điều kiện đảm bảo.

Bên cạnh các giải pháp về quy hoạch; quản lý đầu vào; quản lý bệnh; đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi; vốn sản xuất; tiếp tục theo dõi, đánh giá tác động của việc di nhập và nuôi tôm thẻ chân trắng đến đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Một số điểm cần lưu ý trong vụ nuôi năm 2014 được nhấn mạnh:

(1) Trong năm 2013, sản lượng nuôi tôm nước lợ của các nước trong khu vực bị sụt giảm do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp, do đó, giá tôm nguyên liệu tăng cao. Đây là cơ hội cho phát triển nuôi tôm chân trắng trong vụ 3. Theo đó mùa vụ nuôi tôm có khả năng kéo dài hơn so với mọi năm. Đối với thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh Đông Nam bộ, mùa vụ thả nuôi trong năm 2014 được khuyến cáo (từ Tổng Cục Thủy sản) như sau:

- Đối với tôm sú: nên nuôi 1 vụ/năm, thời gian thả giống từ 01/04 đến 30/08/2014

- Đối với nuôi tôm thẻ chân trắng: có thể nuôi 2 vụ trong năm, vụ 1 thả giống từ 01/04 đến 30/08/2014, vụ 2 thả giống từ 01/09 đến 31/12/2014.

Cần lưu ý: Chỉ có các tỉnh ĐBSCL mới có thể thả nuôi tôm thẻ chân trắng trong vụ 3, thả giống từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau, chỉ khuyến cáo nuôi vụ 3 ở các hộ, các cơ sở có đủ khả năng đáp ứng nuôi thâm canh.

(2) Theo xu hướng phát triển hiện nay, để giảm bớt rủi ro do môi trường, do biến đổi khí hậu, các mô hình nuôi tôm có khuynh hướng thả nuôi với mật độ thấp (nhất là tôm sú). Do đó dự báo trong thời gian tới, thị trường tôm sẽ thiếu ở phân khúc thị trường tôm cỡ nhỏ.

(3) Người nuôi cần lưu ý, giá tôm tăng cao như hiện nay do tình hình dịch bệnh làm giảm sản lượng nuôi ở các nước trong khu vực. Vì thế, nếu sản lượng tôm nuôi ở các nước được phục hồi hoặc tăng trong năm 2014 thì giá tôm có khả năng không còn cao như hiện nay. Người nuôi cần thận trọng để tính toán đến quy mô nuôi, giá thành nuôi tránh bị thiệt hại khi thị trường biến động bất lợi.

(4) Mặc dù kết quả vụ tôm năm 2013 đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng vấn đề quản lý chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập.

Nhiều thị trường nhập khẩu lớn tôm Việt Nam đã có các yêu cầu/khuyến cáo chính thức đòi hỏi phía Việt Nam phải có giải pháp cụ thể trong quản lý chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản mới có thể đáp ứng các yêu cầu cần thiết nhằm giữ được các thị phần xuất khẩu quan trọng.

Các rào cản đang phải đối mặt hiện nay là vấn đề an toàn dịch bệnh để xuất khẩu hàng tươi sống sang thị trường Mexico và Trung Quốc; vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (dư lượng hóa chất, kháng sinh, tạp chất) đối với thị trường Canada, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản; vấn đề năng lực quản lý tại địa phương đối với thị trường Mỹ và Braxin (Theo NAFIQAD)

Giải pháp khuyến ngư trong thực hiện kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 được xác định: Xây dựng và phổ biến các mô hình nuôi tôm năng suất cao, kiểm soát tốt dịch bệnh; Đẩy mạnh nuôi tôm theo VietGAP, đào tạo VietGAP, hướng dẫn, nhân rộng các mô hình nuôi có hiệu quả tại địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Buồn Với Giá Lúa Hè Thu Buồn Với Giá Lúa Hè Thu

Đó là tâm lý chung của đa số nông dân khi vụ hè thu khởi đầu không mấy thuận lợi. Sau vụ đông xuân giá lúa giảm mạnh, nhiều người kỳ vọng vụ hè thu sẽ gỡ gạc lại chút đỉnh nhưng diễn biến ở những vùng thu hoạch sớm cho thấy, có thể vụ này nông dân lại gặp điệp khúc “trúng mùa rớt giá”.

06/06/2013
Người Nuôi Gà “Lênh Đênh” Theo Giá Trứng Ở Dak Lak Người Nuôi Gà “Lênh Đênh” Theo Giá Trứng Ở Dak Lak

Sau đợt tăng giá bất ngờ những ngày đầu năm 2013, đến nay giá trứng gà đang sụt giảm mạnh, trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi lại một chiều tăng cao, khiến người nuôi gà không khỏi lao đao, nhiều gia đình ở Đak Lak lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần hoặc bỏ trống chuồng trại…

08/04/2013
Nông Dân Quay Lưng Với Cây Mía Nông Dân Quay Lưng Với Cây Mía

Mía một thời là cây công nghiệp chủ lực của huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Chính loại cây trồng này làm nên làng nghề mía đường tại xã Tân Phúc. Tuy nhiên sau khi chịu cảnh mía “đắng”, không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện đã chuyển sang trồng cao su, thanh long và một số cây ngắn ngày khác. Theo đó, làng nghề mía đường Tân Phúc đang bị lung lay...

06/06/2013
Vì Sao Ngư Dân Câu Mực “Giải Nghệ”? Vì Sao Ngư Dân Câu Mực “Giải Nghệ”?

Nghề câu mực khơi từ lâu được xem như một nghề ăn nên làm ra của ngư dân. Thế nhưng, hiện nay tại một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi hàng loạt đội tàu câu mực khơi đã “giải nghệ”.

11/04/2013
Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản

Minh Côi là một trong những xã có diện tích nuôi thủy sản lớn của huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Trong gần 10 năm trở lại đây phong trào nuôi thủy sản ở Minh Côi đã phát triển mạnh mẽ. Trước đây chỉ có một số hộ dân nuôi cá phục vụ đời sống, đến nay toàn xã đã có 230 hộ nuôi thủy sản theo hướng kinh doanh với tổng diện tích 68,87ha, phân bố ở 7 khu hành chính.

06/06/2013