Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhìn Đất Mà Bón Phân

Nhìn Đất Mà Bón Phân
Ngày đăng: 29/05/2012

Ngoài đặc điểm cây trồng, một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng trong việc bón phân là đặc điểm của đất.

Có thể căn cứ vào độ phì nhiêu và lượng chất dinh dưỡng trong đất có thể cung cấp cho cây trồng mà bón phân. Ví dụ, đất chua phèn thường thiếu lân, đất cát thiếu kali, đất đỏ thiếu lưu huỳnh. Hoặc căn cứ vào độ pH của đất để chọn loại phân thích hợp. Đất chua nên bón phân lân nung chảy hoặc bột Apatit, hạn chế sử dụng các loại phân gây chua (SSP, SA, K2SO4…).

Cũng có thể căn cứ vào thành phần cơ giới đất. Đối với đất nhiều cát nên bón phân hữu cơ, phân chuồng và phân xanh ủ chung với super lân. Khi bón thì ưu tiên bón lót và cày vùi sâu để nâng cao hiệu quả của phân. Trường hợp đất có thành phần cơ giới nhẹ (có tỷ lệ cát > sét), khi bón phân đạm cần chọn đạm có phối trộn hoạt chất Agrotain (đạm hạt vành 46 A+) để giảm thất thoát do rửa trôi và bốc hơi. Nên bổ sung nhiều kali hơn với đất có tỷ lệ cát > 55 % và khi bón cần chia nhiều đợt để hạn chế rửa trôi.

Đặc điểm khí hậu thời tiết cũng có ảnh hưởng lớn đến việc bón phân. Trong điều kiện ít mưa, nhiệt độ thấp nên bón phân hữu cơ ủ hoai và nhiều phân hóa học hơn mùa mưa và nhiệt độ cao. Trời âm u, ít nắng cần chú ý bón kali để giúp cây tăng cường quang hợp và đồng hóa đạm.

Sau cùng khi mua phân, ta phải chú ý đến đặc điểm của các loại phân. Trước tiên phải dựa vào phản ứng của phân là chua (Sunfat đạm, Super lân), hoặc là kiềm (Nitrat Canxi, Lân nung chảy), hay trung tính (Urê, Nitrat amon). Các loại phân kiềm nên sử dụng cho đất chua và ngược lại. Với các loại phân khó tiêu nên dùng bón lót như phân lân nung chảy, Apatit… Các loại phân dễ tan cần chú ý liều lượng mỗi lần bón. Đất có sét nhiều thì số lượng của một lần bón sẽ cao hơn so với đất cát nhiều.

Lưu ý các thành phần phụ trong phân có lợi hoặc có hại cho cây. Một số phân ngoài chất dinh dưỡng đa lượng còn có thêm chất trung lượng hoặc chất vi lượng có lợi cho cây Một số cây hoặc đất không ưa một số chất phụ có trong phân như Cl-, SO4… như phân có gốc Sunfat (SO4) trong điều kiện ngập nước dễ chuyển thành H2S có hại cho rễ cây.

Hiện nay, có những loại phân mới kết hợp giữa hữu cơ với vô cơ; các yếu tố dinh dưỡng đa lượng (NPK) với nguyên tố vi lượng (T.E); giữa hữu cơ với các chủng vi sinh vật đa chức năng ,…

Có thể bạn quan tâm

Gà Đông Tảo trên đất Đơn Dương Gà Đông Tảo trên đất Đơn Dương

Gà Đông Tảo (hay còn gọi là gà Đông Cảo) - một giống gà quý hiếm của Việt Nam có nguồn gốc từ tỉnh phía Bắc Hưng Yên xa xôi nay đã “bén duyên” với vùng đất Đơn Dương, Lâm Đồng.

23/11/2015
Mía tím cuối vụ, gian nan tiêu thụ Mía tím cuối vụ, gian nan tiêu thụ

Từ cuối tháng 10 trở lại đây, mía tím Khánh Sơn (Khánh Hòa) rớt giá, việc tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng này khiến nhiều gia đình lo lắng vì phải đối mặt với vụ mía thua lỗ và ảnh hưởng đến lịch xuống giống vụ tiếp theo.

23/11/2015
Người dân gồng mình chống hạn cho cây tiêu Người dân gồng mình chống hạn cho cây tiêu

Tình hình nắng nóng, khô hạn tiếp tục diễn ra gay gắt, người dân huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đang phải gồng mình chống hạn. Đặc biệt, cây hồ tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương và là nguồn thu nhập chính của người dân đang bị đe dọa nghiêm trọng.

23/11/2015
Dùng bạt nilon trắng để xử lý đất trồng rau ăn lá Dùng bạt nilon trắng để xử lý đất trồng rau ăn lá

Điều kiện khí hậu tại TP.HCM nóng ẩm quanh năm, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển cây rau, do vây cây rau được trồng quanh năm và càng ngày có nhiều vùng sản xuất tập trung.

23/11/2015
Tái cơ cấu nông nghiệp xóa bỏ vừa chạy vừa xếp hàng Tái cơ cấu nông nghiệp xóa bỏ vừa chạy vừa xếp hàng

Tái cơ cấu nông nghiệp là gì, những việc gì cần làm ngay, ưu tiên làm gì trước, tái cơ cấu vào đâu?... là những câu hỏi nhiều ngành từ T.Ư đến địa phương đang đặt ra hiện nay.

23/11/2015