Nhìn Đất Bón Phân Cho Lúa

Bón phân cho lúa là một kỹ thuật rất quan trọng giúp hạ giá thành sản xuất, tăng năng suất và phẩm chất lúa cũng như hạn chế sự đổ ngã, sâu bệnh cho lúa. Vì vậy, nông dân cần biết kỹ thuật bón phân cho từng mùa vụ cũng như từng vùng sinh thái khác nhau.
Thường vụ lúa hè thu và thu đông ở ĐBSCL thường có khuyến cáo mức bón phân tương đương nhau. Mức khuyến cáo chung trung bình cho 2 vụ này là 80+40+30 (N-P2O5-K2O; kg phân nguyên chất/ha). Quy ra lượng phân thương phẩm là 174kg urea + 243kg super lân + 50kg KCl. Tuy nhiên, do đặc điểm ở ĐBSCL có 3 nhóm đất chính gồm: Đất nhiễm phèn có diện tích 1,6 triệu ha (chiếm 41%); đất phù sa 1,18 triệu ha (chiếm 30%); và đất mặn 0,74 triệu ha (chiếm 19%).
Vì vậy, cần có sự điều chỉnh theo các mức khuyến cáo khác nhau cho từng vùng sinh thái này. Cụ thể như sau: Bón phân cho lúa thu đông trên vùng đất phèn: Vùng này có các tỉnh như Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang. Mức khuyến cáo N-P2O5-K2O (kg/ha) cho 1ha là: Mức cao: 80-80-50, mức trung bình 60-40-25 và mức thấp 40-40-25. Mức trung bình phân nguyên chất này tương đương với phân thương phẩm là 131kg urea + 243kg super lân + 42kg KCl.
Bón phân cho vùng đất phù sa: Vùng này thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và TP. Cần Thơ. Công thức phân bón khuyến cáo mức cao là 80-60-50, mức trung bình là 60-30-25 và mức thấp 40-30-25. Với mức trung bình phân nguyên chất này thì tương đương phân thương phẩm là 182kg urea + 42kg super lân + 42kg KCl.
Ở các vùng đất bị nhiễm mặn như Hậu Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Tiền Giang và một phần Long An, thường bị ngập mặn trên 3 tháng trong mùa khô. Mức phân bón khuyến cáo cao là 100-60-50; mức trung bình 80-30-30 và mức thấp 60-30-30. Mức trung bình nguyên chất này tương đương phân thương phẩm là 174kg urea + 182kg super lân + 50kg KCl.
Cách bón và liều lượng phân bón: Áp dụng cho khoảng 3 đợt bón. Đối với lúa có thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày: Đợt 1 khoảng 7 - 10 NSS (ngày sau sạ); đợt 2 khoảng 18 - 22 NSS; đợt 3 từ 30 - 35 NSS. Đối với lúa dài ngày hơn từ 95 - 100 ngày thì đợt 1 từ 7 - 10 NSS, đợt 2 từ 22 - 25 NSS, đợt 3 là 40 NSS. Chia đều lượng phân làm 3 lần bón, đợt đầu bón 1/5 lượng phân, hai đợt kia mỗi đợt bón 2/5 lượng phân. Tùy cụ thể vào tình hình thời tiết, sinh trưởng và màu sắc lá lúa có thể bón thêm một lần nuôi hạt vào giai đoạn 55 - 60 NSS.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, Hệ thống siêu thị Big C đã tích cực hỗ trợ người trồng cam Hàm Yên với nhiều chương trình bán hàng tăng cường, giúp người trồng cam gia tăng tiêu thụ sản phẩm qua kênh siêu thị. Cụ thể, năm 2013, Hệ thống siêu thị Big C đã tiêu thụ được 350 tấn cam trên các siêu thị thuộc khu vực miền Bắc và Trung.

Phát triển cây thanh long của tỉnh trong thời gian qua đã có những bước phát triển khá toàn diện, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân vùng nông thôn các huyện trồng thanh long, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Theo ông Lư Hồ Bi (thôn Bình Thắng, xã Phan Hòa) nhẩm tính: “ Gia đình tôi trồng trên hai sào đất (2.000m2) thu hoạch được khoảng 14 - 15 triệu đồng (giá bình quân 10.000đ – 12.000đ/kg), sau khi trừ chi phí lợi nhuận còn lại khoảng 9 triệu – 10 triệu đồng, so với lúa cao gấp 2 lần. Có thời điểm giá 1 kg gương sen lên 20.000 đồng/kg thì lợi nhuận sẽ cao hơn”.

Năm 1989, 10 anh em của anh Tài góp vốn đóng tàu 200 CV. Sau 4 năm khai thác hiệu quả ở ngư trường Trường Sa, các anh lại góp vốn đóng thêm chiếc tàu 400CV. Hiện tàu này cũng đang hoạt động ở Trường Sa. Trong năm nay, khi biết Nhà nước có chủ trương cho vay đóng tàu trên 400CV, các anh bàn nhau lập dự án vay đóng tàu 700CV.

Đến giữa tháng 11/2014, tổng dư nợ của Agribank Phan Thiết đạt gần 647 tỷ đồng. Trong đó có 16,623 tỷ đồng được 81 khách hàng vay để đánh bắt xa bờ, làm dịch vụ nghề cá…; 13,873 tỷ đồng được 79 khách hàng vay để đóng tàu từ 170 - 400cv, 1 tàu chuyên đánh bắt xa bờ 420cv và 1 tàu hậu cần nghề cá công suất 650cv.