Nhím Biển: Giống Nuôi Mới

Thế giới hiện còn hơn 800 loài nhím biển, nhưng chỉ một số loài ăn được và thực sự có giá trị kinh tế như: Hemicentrotus pulcherrimus, Authoeidaris erassispina... Phần ăn được của nhím biển là tuyến sinh dục, vì mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng phong phú. Hằng năm, nhu cầu về nhím biển trên thị trường thế giới là tương đối lớn, nhím biển được xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Ôxtrâylia...
Chi phí nuôi tương đối thấp vì nhím biển sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, ít mắc bệnh rất phù hợp cho những hộ nghèo ven biển. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới có thể chủ động kiểm soát được các giai đoạn nuôi nhím biển điển hình như: Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Ôxtrâylia... đã tiến hành nuôi với quy mô lớn và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Một số vùng ở Trung Quốc như Liêu Ninh, Hải Nam, Quảng Đông bắt đầu phát triển việc nuôi nhím biển. Nhím biển có dạng hình cầu và bán cầu, vỏ ngoài cứng do chất đá vôi tạo thành. Bề mặt vỏ có rất nhiều gai cứng và các chân ống xếp thành 5 hàng đôi.
Miệng của nhím biển nằm ở mặt dưới do một lớp màng mỏng (gọi là màng bọc miệng) tạo thành và phồng lên thành hình cung. Đa số nhím biển sống ở đáy biển ấm, chỗ có đá và dưới san hô, thềm lục địa, từ vùng giữa triều trở lại. Ban ngày chúng vùi trong cát bùn, ban đêm ra hoạt động nhờ vào chân ống và gai vận động, bắt mồi nhờ bộ phận nhai nuốt. Nhím biển thường sống ở vùng biển có độ mặn tương đối cao, dòng triều lưu thông và điều kiện tránh gió tốt, nước biển trong sạch. Mực nước sâu trên 10m, độ mặn khoảng 28%o, nhiệt độ bảo đảm 12 độ C trở lên. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp của nhím biển là 18 – 22 độ C, do đó vào khoảng tháng 10 trở đi, khi nhiệt độ nước biển ổn định khoảng 20 độ C thì bắt đầu thả nuôi, nếu nhiệt độ nước xuống dưới 0 độ C thì nhím biển sẽ ngừng sinh trưởng.
Vùng nuôi phải có rong biển sinh trưởng và phát triển tự nhiên để dễ dàng cho việc bố trí các điều kiện nuôi. Tất cả các điều kiện trên rất phù hợp với vùng biển duyên hải Nam Trung bộ đặc biệt là Khánh Hoà. Trong điều kiện nuôi thương phẩm ta chọn những con giống cỡ nhỏ (cỡ 2 - 3cm), trên mỗi lồng nuôi hoặc bể nuôi nên thả 50 - 80 con. Sau khi nuôi từ 1-2 tháng, ta phải theo dõi sinh trưởng của nhím biển và tiến hành san thưa, mật độ thả không nên vượt quá 50 con trong một lồng hoặc bể nuôi.
Nhím biển là loài ăn thực vật, chủ yếu là các loài rong tảo biển như rong bẹ, rong đuôi ngựa. Trong quá trình nuôi, dựa vào các điều kiện của vùng nuôi để lựa chọn thức ăn phù hợp. Khi thả thức ăn phải dựa vào lượng thức ăn còn sót lại cũng như điều kiện khí hậu để quyết định lượng thức ăn định thả và số lần cho ăn. Khi nhiệt độ nước ở mức 20 độ C, có thể 2-3 ngày cho ăn 1 lần.
Mỗi lồng hoặc bè nuôi chỉ thả khoảng 0,5kg rong bẹ, hệ số thức ăn của nhím biển là 10-15 : 1. Nhím biển khi đói cũng ăn các loại rong tảo tạp khác, thậm chí ăn cả vẹm, động vật dạng rêu. Có thể lợi dụng đặc điểm này của nhím biển để triển khai nuôi ghép nhím biển và bào ngư. Cách nuôi này có thể làm sạch nước và loại trừ các sinh vật có hại bám trên bề mặt cơ thể bào ngư và trên các dụng cụ, thiết bị nuôi. Cho đến nay ở Việt Nam người nuôi vẫn mua giống ngoài tự nhiên và giống nhập từ Trung Quốc về nuôi do chưa tìm ra phương pháp sinh sản nhân tạo giống nhím biển này.
Nhưng hy vọng trong một tương lai không xa các nhà khoa học có thể chủ động kiểm soát được các giai đoạn nuôi nhím biển. Để tạo ra một giống nuôi mới cho ngành thuỷ sản, góp phần đa dạng hoá các đối tượng nuôi cho người dân, tạo ra nhiều sản phẩm và hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày lạnh giá của mùa đông, hàng nghìn giáo viên và học sinh các dân tộc huyện Bảo Lâm đã được đón Tết Nhâm Thìn vừa qua trong những căn phòng kỹ túc xá khang trang, sạch đẹp, ấm cúng.

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành một số mô hình kinh tế trang trại (KTTT), góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa, tạo giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. Song, phát triển KTTT đang bộc lộ những khó khăn, bất cập, cần có cơ chế chính sách phù hợp...

Chiều 29-6, giá cá tra loại 1 chỉ còn khoảng 18.500 - 19.000 đồng/kg, người nuôi lỗ 3.000 - 3.500 đồng/kg; dù giá cá giảm mạnh nhưng người nuôi vẫn khó bán bởi các nhà máy hạn chế thu mua.

Sau một thời gian khảo sát tìm hiểu, ông Nguyễn Quốc Minh từ TP.HCM đã quyết định lên Đà Lạt (Lâm Đồng) đầu tư 42 tỷ đồng để xây dựng trang trại trồng cà phê sạch - nuôi chồn và sản xuất chế biến cà phê chồn.

Kết quả xét nghiệm mẫu nước tại 12 địa điểm nuôi thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên của Trung tâm Giống và Kỹ thuật Thủy sản Phú Yên cho thấy dịch bệnh trên tôm hùm và cá mú vẫn tiếp tục xảy ra tại hai xã Xuân Thịnh và Xuân Phương thuộc thị xã Sông Cầu.