Nhiều vùng nuôi thủy sản xuất hiện tảo độc

Theo Trung tâm, hiện các vùng nuôi thủy sản Phú Dương (xã Xuân Thịnh), Phú Mỹ (xã Xuân Phương), phường Xuân Thành thuộc TX Sông Cầu và xã An Hòa thuộc huyện Tuy An xuất hiện một số loại tảo độc như peridineum sp, ceratium sp, prorocentrum sp, pseudonitzschia sp. Tại vùng nuôi xã An Ninh Đông (huyện Tuy An), chỉ số COD vượt gấp 6 lần giới hạn cho phép. Mật độ vi khuẩn vibrio tổng số vượt giới hạn tại các vùng nuôi thôn Phú Mỹ và An Hòa.
Trung tâm khuyến cáo: Nguồn nước cấp tại xã An Ninh Đông tiếp tục có biểu hiện ô nhiễm nặng các chất hữu cơ, người nuôi cần sử dụng ao lắng để xử lý nước, hạn chế lấy nước trực tiếp, sử dụng vôi và các chế phẩm sinh học để xử lý. Tại các vùng nuôi tôm hùm có mật độ vi khuẩn vibrio, người nuôi cao cần thường xuyên vệ sinh lồng nuôi, sử dụng thức ăn hợp lý và các loại vitamin C, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh tôm. Người nuôi cần thu gom, xử lý chất thải xa khu vực nuôi để phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước và ngăn ngừa tảo độc phát triển...
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân chính là gạo Việt Nam không có thương hiệu mà chất lượng lại thấp. Mặc khác, các DN kinh doanh XK gạo của Vinafood 2 chưa chủ động được chân hàng, nguồn hàng, nên luôn ở thế bị động, gặp khó khăn khi thực hiện hợp đồng XK. Từ đó, dẫn đến việc cả DN và nông dân chịu nhiều rủi ro vì sự biến động của thị trường thế giới.

Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt Phạm Đồng Quảng cho biết, nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã ra Quyết định thành lập BCĐ Chương trình phát triển chè bền vững nhằm giúp Bộ trưởng trong chỉ đạo, phối hợp, điều hành, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách, huy động nguồn lực xã hội thúc đẩy chương trình phát triển chè bền vững.

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), ngày 17-11, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính thức công bố các phán quyết cuối cùng của Ban hội thẩm (Panel) đối với các khiếu kiện của Việt Nam liên quan đến việc Mỹ áp thuế chống phá giá lên mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam (vụ kiện tôm DS/429).

Kiểm soát độc quyền, nâng cao cạnh tranh lành mạnh trong thị trường thức ăn chăn nuôi và có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi nhỏ là những kiến nghị được đưa ra tại hội thảo “Cấu trúc ngành chăn nuôi và lợi ích của người chăn nuôi nhỏ tại Việt Nam” diễn ra sáng nay (18/11), tại Hà Nội.

Gia đình ông Vũ Quang Huy ở thôn 14 hiện có hơn 1.000 trụ tiêu và 1 ha đất trồng các loại cây ngắn ngày; hàng năm, luôn có mức thu nhập từ 600 triệu đồng trở lên. Về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, theo ông Huy thì đối với tiêu, nếu như trước đây thường có tâm lý bón phân, phun xịt thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan thì nay, cách làm của gia đình đã khác.