Nhiều Trái Cây Độc Cháy Hàng

Sáng 11-2, ông Võ Trung Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bưởi tạo hình xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết, nhiều trái cây “độc” của câu lạc bộ sản xuất như bưởi "bàn tay Phật", bưởi hồ lô đang “cháy” hàng trong dịp Tết Ất Mùi 2015.
Đây là sản phẩm mới, được khách hàng nhiều nơi ưa chuộng. Năm nay, Công ty Nguyễn Gia (Hà Nội) đầu tư 100% vốn, để Câu lạc bộ phối hợp cùng nhiều nhà vườn ở Hậu Giang, Vĩnh Long… sản xuất khoảng 2.000 trái bưởi “bàn tay Phật” cung ứng trong dịp Tết này.
Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi nên chỉ thu hoạch được khoảng 500 trái bưởi “bàn tay Phật” đạt tiêu chuẩn, với giá bán 1,2 triệu đồng/cặp. Do số lượng quá ít, nên mấy ngày nay rất nhiều khách hàng từ TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ… hỏi mua, nhưng loại bưởi “độc” này không còn hàng để bán.
Trong khi đó, bưởi hồ lô có chữ “tài, lộc” cũng “cháy” hàng. Năm nay bưởi hồ lô loại 1 có giá 1,4 triệu đồng/cặp, loại 2 từ 1 - 1,2 triệu đồng/cặp, loại 3 từ 600.000 - 800.000 đồng/cặp… dù giá khá cao, nhưng đến nay loại bưởi này cũng đã hết hàng. Thêm một sản phẩm mới ở Hậu Giang là đào tiên hồ lô với giá từ 1,2 - 1,4 triệu đồng/cặp, cũng được khách hàng các nơi mua hết khoảng một tuần nay.
Tại Bến Tre, loại kiểng hình con thú đang được bán rất đắt. Theo Phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách, nhiều cơ sở sản xuất kiểng thú hình con dê được khách hàng TPHCM và các tỉnh ĐBSCL rất “mê”. Giá dao động từ 5 - 7 triệu đồng/cặp trở lên (tùy lớn nhỏ); bên cạnh đó còn có loại kiểng hình con rồng, bình trà, bình bông, cây đàn, hình trái tim, nai, hươu… cũng đang bán rất chạy.
Có thể bạn quan tâm

Mỹ, Singapore, Tiểu vương quốc Arập Thống Nhất và Ấn Độ là những thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất nhất của Việt Nam (chiếm 47% thị phần), có mức tăng trưởng mạnh, trong đó thị trường Ấn Độ tăng gấp hơn 2 lần cả về khối lượng và giá trị. Đáng chú ý nhất là thị trường Tây Ban Nha có tốc độ tăng trưởng đột biến với mức tăng gấp hơn 5 lần về khối lượng và gần 8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Trên lĩnh vực trồng trọt, nhờ chủ động nguồn nước từ các công trình thủy lợi, kết hợp với triển khai chặt chẽ kịp thời các biện pháp chỉ đạo thời vụ, phòng chống dịch bệnh hiệu quả nên năng suất, sản lượng các cây trồng đều tăng. Sản lượng lương thực đạt cao nhất từ trước đến nay, với trên 778,2 ngàn tấn, vượt 9,6% kế hoạch, tăng 2,6% so với năm trước. Đến cuối năm 2014 thực hiện được 1.162 ha giống lúa xác nhận, triển khai được 1.100 ha sản xuất lúa chất lượng cao và 354 ha sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn.

Nhằm khai thác tối đa nguồn lợi thủy sản, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã thực hiện nhiều dự án chăn nuôi thủy sản trên địa bàn, trong đó, việc triển khai nuôi thí điểm loài cá đặc sản dầm xanh tại ao nuôi của một số hộ gia đình ở xã Trung Hà.

Đồng chí Đinh Xuân Bền, Phó Chủ tịch UBND phường Đại Yên (Quảng Ninh), cho biết: Trước đây người dân chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở khu vực bãi triều và những ruộng cấy lúa kém hiệu quả.

Cụ thể, giá bán buôn đường (có thuế giá trị gia tăng) tại nhà máy đường trong tuần qua ở miền Bắc là 11.163 – 12.350 đồng/kg, miền Trung, Tây Nguyên là 12.100 – 12.385 đồng/kg, còn các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL dao động từ 11.700 – 12.150 đồng/kg. Đây là mức giá cao hơn giá đường tại thị trường nội địa Trung Quốc.