Nhiều Tiềm Năng Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Sang Pháp

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong khối EU, Pháp là thị trường nhập khẩu (NK) mực, bạch tuộc lớn thứ 4 và có giá NK cao nhất. Trong 3 năm gần đây các doanh nghiệp mực, bạch tuộc Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu (XK) sang thị trường này. Thời gian tới, XK mực bạch tuộc sang Pháp được nhận định vẫn còn nhiều tiềm năng.
Theo tính toán của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC), trong nửa đầu năm 2014, Việt Nam đang là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn thứ 8 tại thị trường Pháp. Tuy nhiên, chỉ có 3 nước XK lớn tại châu Á là Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam đang có sức cạnh tranh lớn nhất tại thị trường này. Các nước XK lớn mực, bạch tuộc khác như Mauritania, Senegal, Morocco, Trung Quốc, Peru lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch NK của Pháp. Còn Tây Ban Nha lại cạnh tranh rất mạnh mẽ và bền bỉ tại Pháp khi chiếm từ 45-50% tổng giá trị NK của Pháp.
Được đánh giá là một trong những thị trường ưa chuộng nhập khẩu (NK) sản phẩm thủy sản cao cấp, với mức tiêu thụ bình quân đầu người khoảng 34 kg/năm, sản xuất và khai thác thủy sản trong nước không đáp ứng nổi nhu cầu tiêu thụ. Trong 5 năm trở lại đây, Pháp liên tục đẩy mạnh NK với giá trị NK tăng trung bình hàng năm từ 6,75-12%. Ước tính, trung bình hàng năm, nước này chi từ 1,3-1,8 tỷ USD cho NK thủy sản. Trong đó, khoảng 60% là các sản phẩm từ cá biển, tiếp đó là nhóm sản phẩm giáp xác (nhất là tôm), sau đó mới tới mực, bạch tuộc chiếm khoảng 10% tổng giá trị NK.
Theo tính toán, tiêu thụ thủy sản của Pháp mỗi năm khoảng 22,5 kg/người cho các phẩm cá biển và 11,5 kg/người đối với sản phẩm động vật có vỏ (nhất là sò điệp), tôm và mực, bạch tuộc. Tuy nhiên, NK mực, bạch tuộc của nước này được đánh giá là ổn định trong khu vực. Nửa đầu năm nay, mực, bạch tuộc đông lạnh, khô, muối hoặc ngâm nước muối chiếm từ 60-75% tổng giá trị của Pháp. Tuy nhiên, giá trị NK lại giảm từ 8 - 28% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá trị NK mặt hàng mực chế biến lại tăng 13% so với cùng kỳ năm 2013, còn nhóm mực, bạch tuộc sống, tươi, ướp lạnh lại ổn định.
Vấn đề giá cả không còn là ưu tiên quan trọng nhất của khách hàng Pháp trong nửa đầu năm nay, cung ứng ổn định các sản phẩm chế biến, giá trị gia tăng, chất lượng tốt mới là mối lưu tâm của thị trường này. Đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu đó thì Pháp vẫn là thị trường nhập khẩu tiềm năng trong tương lai của các doanh nghiệp châu Á, trong đó có Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khi đề cập đến các chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản trên các vùng biển xa, cho biết: Đến nay, cả nước có gần 6.200 tàu cá đăng ký và được phê duyệt đủ điều kiện hoạt động trên các vùng biển xa.

Chiều 8-6, theo Viện Lúa ĐBSCL, nông dân các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, TP Cần Thơ… đang bắt đầu thu hoạch lúa hè thu sớm. Năm nay thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh nên nông dân giảm được khá nhiều về chi phí đầu tư, đồng thời tăng được năng suất lúa. Theo dự kiến, với khoảng 1,7 triệu ha lúa hè thu năm 2014, toàn vùng ĐBSCL sẽ thu về từ 7- 8 triệu tấn lúa.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay, Việt Nam là nước XK mực, bạch tuộc lớn thứ 2 vào Hàn Quốc.

Xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) là nơi có mô hình trồng lúa chất lượng cao an toàn đầu tiên trong cả nước đạt tiêu chuẩn GlobalGAP vào năm 2008. Để đạt được kết quả này, nông dân trong xã đã kiên trì thực hiện qua nhiều năm với nhiều nội dung: IPM, “Cánh đồng sạch và xanh”, Chương trình “3 giảm 3 tăng”, dự án “Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn” tiến tới mô hình lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.

Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề nuôi gián đất, nhưng khi triển khai đã bị yêu cầu tiêu hủy.