Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Tiềm Năng Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Sang Pháp

Nhiều Tiềm Năng Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Sang Pháp
Ngày đăng: 12/09/2014

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong khối EU, Pháp là thị trường nhập khẩu (NK) mực, bạch tuộc lớn thứ 4 và có giá NK cao nhất. Trong 3 năm gần đây các doanh nghiệp mực, bạch tuộc Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu (XK) sang thị trường này. Thời gian tới, XK mực bạch tuộc sang Pháp được nhận định vẫn còn nhiều tiềm năng.

Theo tính toán của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC), trong nửa đầu năm 2014, Việt Nam đang là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn thứ 8 tại thị trường Pháp. Tuy nhiên, chỉ có 3 nước XK lớn tại châu Á là Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam đang có sức cạnh tranh lớn nhất tại thị trường này. Các nước XK lớn mực, bạch tuộc khác như Mauritania, Senegal, Morocco, Trung Quốc, Peru lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch NK của Pháp. Còn Tây Ban Nha lại cạnh tranh rất mạnh mẽ và bền bỉ tại Pháp khi chiếm từ 45-50% tổng giá trị NK của Pháp.

Được đánh giá là một trong những thị trường ưa chuộng nhập khẩu (NK) sản phẩm thủy sản cao cấp, với mức tiêu thụ bình quân đầu người khoảng 34 kg/năm, sản xuất và khai thác thủy sản trong nước không đáp ứng nổi nhu cầu tiêu thụ. Trong 5 năm trở lại đây, Pháp liên tục đẩy mạnh NK với giá trị NK tăng trung bình hàng năm từ 6,75-12%. Ước tính, trung bình hàng năm, nước này chi từ 1,3-1,8 tỷ USD cho NK thủy sản. Trong đó, khoảng 60% là các sản phẩm từ cá biển, tiếp đó là nhóm sản phẩm giáp xác (nhất là tôm), sau đó mới tới mực, bạch tuộc chiếm khoảng 10% tổng giá trị NK.

Theo tính toán, tiêu thụ thủy sản của Pháp mỗi năm khoảng 22,5 kg/người cho các phẩm cá biển và 11,5 kg/người đối với sản phẩm động vật có vỏ (nhất là sò điệp), tôm và mực, bạch tuộc. Tuy nhiên, NK mực, bạch tuộc của nước này được đánh giá là ổn định trong khu vực. Nửa đầu năm nay, mực, bạch tuộc đông lạnh, khô, muối hoặc ngâm nước muối chiếm từ 60-75% tổng giá trị của Pháp. Tuy nhiên, giá trị NK lại giảm từ 8 - 28% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá trị NK mặt hàng mực chế biến lại tăng 13% so với cùng kỳ năm 2013, còn nhóm mực, bạch tuộc sống, tươi, ướp lạnh lại ổn định.

Vấn đề giá cả không còn là ưu tiên quan trọng nhất của khách hàng Pháp trong nửa đầu năm nay, cung ứng ổn định các sản phẩm chế biến, giá trị gia tăng, chất lượng tốt mới là mối lưu tâm của thị trường này. Đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu đó thì Pháp vẫn là thị trường nhập khẩu tiềm năng trong tương lai của các doanh nghiệp châu Á, trong đó có Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Kiểm soát chặt thủy sản nhập khẩu Kiểm soát chặt thủy sản nhập khẩu

Ngày 8/7/2015, Bộ NN-PTNT có Thông báo số 5449/TB-BNN-VP, giao Cục Thú y chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm soát chặt chẽ đối với việc nhập khẩu (NK) tôm nguyên liệu.

19/09/2015
Ngô Tây Nguyên mất mùa kép Ngô Tây Nguyên mất mùa kép

Hiện bà con nông dân ở Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch ngô vụ hè thu. Điều đáng buồn là vụ ngô này nông dân mất mùa kép...

19/09/2015
Bình Thuận hỗ trợ ngư dân đóng mới và nâng cấp 134 tàu cá Bình Thuận hỗ trợ ngư dân đóng mới và nâng cấp 134 tàu cá

Qua hơn một năm thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được triển khai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã được ngư dân tham gia hưởng ứng tích cực.

19/09/2015
Thuế suất 0%chứng minh tôm VN không phá giá Thuế suất 0%chứng minh tôm VN không phá giá

Vừa qua Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố mức thuế cuối cùng cho tôm nhập khẩu từ Việt Nam (VN) giai đoạn POR9

19/09/2015
Bắt ốc bươu vàng làm chơi ăn thật Bắt ốc bươu vàng làm chơi ăn thật

Mùa nước nổi, bên cạnh các nghề ăn theo con nước như đặt trúm, đẩy côn, kéo lưới, cắm câu, đặt dớn…, thì việc bắt ốc bươu vàng cũng trở thành nghề “làm chơi ăn thật”...

19/09/2015