Nhiều Tiềm Năng Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Sang Pháp

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong khối EU, Pháp là thị trường nhập khẩu (NK) mực, bạch tuộc lớn thứ 4 và có giá NK cao nhất. Trong 3 năm gần đây các doanh nghiệp mực, bạch tuộc Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu (XK) sang thị trường này. Thời gian tới, XK mực bạch tuộc sang Pháp được nhận định vẫn còn nhiều tiềm năng.
Theo tính toán của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC), trong nửa đầu năm 2014, Việt Nam đang là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn thứ 8 tại thị trường Pháp. Tuy nhiên, chỉ có 3 nước XK lớn tại châu Á là Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam đang có sức cạnh tranh lớn nhất tại thị trường này. Các nước XK lớn mực, bạch tuộc khác như Mauritania, Senegal, Morocco, Trung Quốc, Peru lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch NK của Pháp. Còn Tây Ban Nha lại cạnh tranh rất mạnh mẽ và bền bỉ tại Pháp khi chiếm từ 45-50% tổng giá trị NK của Pháp.
Được đánh giá là một trong những thị trường ưa chuộng nhập khẩu (NK) sản phẩm thủy sản cao cấp, với mức tiêu thụ bình quân đầu người khoảng 34 kg/năm, sản xuất và khai thác thủy sản trong nước không đáp ứng nổi nhu cầu tiêu thụ. Trong 5 năm trở lại đây, Pháp liên tục đẩy mạnh NK với giá trị NK tăng trung bình hàng năm từ 6,75-12%. Ước tính, trung bình hàng năm, nước này chi từ 1,3-1,8 tỷ USD cho NK thủy sản. Trong đó, khoảng 60% là các sản phẩm từ cá biển, tiếp đó là nhóm sản phẩm giáp xác (nhất là tôm), sau đó mới tới mực, bạch tuộc chiếm khoảng 10% tổng giá trị NK.
Theo tính toán, tiêu thụ thủy sản của Pháp mỗi năm khoảng 22,5 kg/người cho các phẩm cá biển và 11,5 kg/người đối với sản phẩm động vật có vỏ (nhất là sò điệp), tôm và mực, bạch tuộc. Tuy nhiên, NK mực, bạch tuộc của nước này được đánh giá là ổn định trong khu vực. Nửa đầu năm nay, mực, bạch tuộc đông lạnh, khô, muối hoặc ngâm nước muối chiếm từ 60-75% tổng giá trị của Pháp. Tuy nhiên, giá trị NK lại giảm từ 8 - 28% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá trị NK mặt hàng mực chế biến lại tăng 13% so với cùng kỳ năm 2013, còn nhóm mực, bạch tuộc sống, tươi, ướp lạnh lại ổn định.
Vấn đề giá cả không còn là ưu tiên quan trọng nhất của khách hàng Pháp trong nửa đầu năm nay, cung ứng ổn định các sản phẩm chế biến, giá trị gia tăng, chất lượng tốt mới là mối lưu tâm của thị trường này. Đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu đó thì Pháp vẫn là thị trường nhập khẩu tiềm năng trong tương lai của các doanh nghiệp châu Á, trong đó có Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi; KT – XH phát triển toàn diện; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện; cơ cấu lao động có bước chuyển dịch tích cực; các công trình được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả..., đó là những kết quả đáng ghi nhận sau 4 năm triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì.

Thời tiết nắng nóng đã làm vụ xuân ở Xín Mần thiệt hại trên 3.000 tấn lương thực. Lấy sản xuất vụ mùa “bù” xuân, được Xín Mần triển khai dáo riết.
Đến thời điểm này, bà con nhân dân huyện Quang Bình đã gieo cấy được 2.604 ha/3.721 ha lúa, ước đạt 70% diện tích gieo cấy vụ Mùa. Cơ cấu giống chủ yếu gồm: Nhị ưu 838, BC 15, Khang dân, Kim ưu 725, BG 1… Trong đó, Chi nhánh Vật tư nông - lâm nghiệp Quang Bình cung ứng bán cho nhân dân 52.000 kg giống các loại. Cùng với đó, huyện cung ứng 1.671 kg giống, chủ yếu là BC 15 và Nhị ưu 838, thực hiện gieo mạ khay tập trung tại 6 xã (Tân Bắc, Bằng Lang, Xuân Giang, Tiên Yên, Yên Thành và Thị trấn Yên Bình) với 9 tổ và 212 hộ tham gia.

ồi đầu tháng 6, ngay sau niềm vui lô vải thiều đầu tiên vào Mỹ - thị trường “lớn nhưng khó tính” nhất thế giới, là cái “giật mình” của nông dân trồng vải, của các DN xuất khẩu, và cả những người làm quản lý.

Ngày 8.7, trước khi bế mạc kỳ họp 13, HĐND TP.Hà Nội đã thảo luận và thông qua chủ trương đầu tư cho “Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) giai đoạn 2016 – 2020”.