Nhiều rủi ro khi xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

Theo Vasep, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc có thể giảm, nhưng cá tra và cá biển đông lạnh khác có cơ hội gia tăng thị trường này. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10% sản phẩm thủy sản Trung Quốc nhập về được đưa vào nhà hàng, phần lớn tiêu thụ nội địa và dùng vào mục đích khác.
Mặt khác, dù Trung Quốc là thị trường lớn, nhưng các hoạt động giao thương chủ yếu qua tiểu ngạch, yêu cầu chất lượng không cao. Vasep cho rằng, đây cũng là thị trường rủi ro (về giá, hình thức thanh toán…) cần báo động cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc.
Năm 2014, Trung Quốc là một trong những thị trường chính của thủy sản Việt Nam, đứng thứ 4, chiếm 8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước.
Có thể bạn quan tâm

Theo nông dân trồng mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang hiện thương lái mua mía tại ruộng (giống ROC 16) đang ở mức từ 1.100 - 1.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với đầu vụ (giữa tháng 9).

Trong khi nông dân nhiều nơi sau mỗi vụ thu hoạch lúa đều đốt rơm rạ ngay trên cánh đồng rất lãng phí thì người dân thôn Vĩnh Lưu, xã Phú Lương (Phú Vang, Thừa Thiên Huế), lại thu gom để phát triển mô hình trồng nấm rơm hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.

Liên tiếp trong một thời gian ngắn, nhiều hội nghị, hội thảo đã được tổ chức ở những vùng trọng điểm của cây hồ tiêu như Tây Nguyên, Đông Nam bộ. Tất cả các diễn đàn này đều có chung một nỗi lo: Diện tích hồ tiêu đang tăng nhanh và rất khó kiểm soát.

Giống lúa thơm ST20 được chọn lọc từ tổ hợp lai (ST3/Tám thơm Hải Hậu đột biến/Hoa sữa, ST1/KDM105, Tám thơm đột biến 35-4-2).

Là huyện nông nghiệp vùng trũng có nhiều sông, hồ… vì vậy nuôi cá lồng đang là hướng đi mới có hiệu quả đang được nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Hải Lăng triển khai nhằm góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.