Nhiều Nông Sản Chưa Được Bao Tiêu

Thực tế cho thấy, đối với diện tích lúa, mía, nơi nào được bao tiêu đầu ra thì ở đó nông dân làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận cao hơn so với SX đơn lẻ.
Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang, tính đến thời điểm này, địa phương có cả chục mặt hàng nông sản đã hoàn thành chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu độc quyền, nhưng đến nay chỉ có cây mía và một ít diện tích lúa được bao tiêu đầu ra, còn lại nông dân tự bán thông qua thương lái, nên luôn bị ép giá và rủi ro rất cao.
Thực tế cho thấy, đối với diện tích lúa, mía, nơi nào được bao tiêu đầu ra thì ở đó nông dân làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận cao hơn so với SX đơn lẻ. Cụ thể, đối với diện tích lúa SX theo mô hình hợp tác, cánh đồng lớn, được bao tiêu đầu ra cho lợi nhuận cao hơn 2 triệu đ/ha/vụ so với SX đại trà; đối với cây mía thì đạt năng suất, lợi nhuận cao hơn từ 5-10%.
Hậu Giang có diện tích trồng lúa mỗi năm hơn 200.000 ha, với sản lượng hơn 1 triệu tấn và gần 30.000 ha cây ăn quả, hơn 12.000 ha mía, hơn 20.000 ha hoa màu các loại…, với sản lượng hàng trăm ngàn tấn nông sản mỗi năm.
Có thể bạn quan tâm

Theo dự báo khí tượng thủy văn của nhiều nước, khả năng xảy ra hiện tượng thời tiết El Nino là rất cao. Tuy vậy giá cà phê không vì thế mà tăng, hiện đang lẩn quẩn ở mức thấp. Thời tiết bất lợi chắc sẽ hỗ trợ giá nông sản… nhưng đôi khi thông tin thời tiết cũng dễ trở thành cái bẫy có lợi cho người khác chứ không phải nông dân.

Ngày 16-5, ông Doãn Văn Chiến - phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước - cho hay gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện hiện tượng một số nhóm đối tượng thu mua lá điều khô, khiến dư luận có nhiều nghi vấn về mục đích thu mua này.

Sáng 6-6, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Bình Dương đã tổ chức Hội nghị tổng kết các chương trình, mô hình, dự án năm 2013 và định hướng giải pháp năm 2014. Chi cục BVTV Bình Dương đã triển khai thực hiện 21 mô hình và 9 dự án với tổng kinh phí thực hiện là trên 2,1 tỷ đồng.

Trước tình hình Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngày 14/5, tại cảng cá Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng, tàu dịch vụ hậu cần và đánh bắt xa bờ mang số hiệu ĐNa- 90611 đã được hạ thủy, lên đường khai thác ngư trường Hoàng Sa.

Đó là nơi sinh trưởng của hàng chục loại rau thơm cao cấp có nguồn gốc nước ngoài và là trang trại rau thơm lớn nhất Đà Lạt - nơi cung cấp hầu hết các chủng loại rau thơm gốc nước ngoài cho các nhà hàng, khách sạn, hệ thống siêu thị phục vụ khách cao cấp. Đó cũng là trang trại của bà Phạm Thị Thu Cúc với thương hiệu Rừng hoa Bạch Cúc.