Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Nông Dân Vẫn Còn Lấy Lúa Thương Phẩm Để Làm Giống

Nhiều Nông Dân Vẫn Còn Lấy Lúa Thương Phẩm Để Làm Giống
Ngày đăng: 16/05/2014

Trong những năm qua, việc áp dụng các giống mới vào sản xuất đã giúp cho năng suất lúa của nông dân không ngừng tăng cao. Nhưng hiện nay, ở một xã trên địa bàn, không ít hộ vẫn sử dụng lúa thương phẩm để làm giống. Cách làm này không chỉ khiến cho năng suất lúa thấp mà cây lúa dễ bị nhiễm bệnh, chi phí đầu tư cao...

Trong nhiều năm nay, trên địa bàn huyện Chư Jút, nhiều hộ nông dân ở các xã như Chư K’nia, Đắk D’rông, Đắk Wil… có không ít hộ nông dân vẫn sử dụng nguồn giống lúa giữ lại từ mùa trước (tạm gọi là lúa thương phẩm) để gieo cấy.

Ông Sùng Văn Vừ ở thôn 17, xã Đắk D’rông cho biết: "Mặc dù nhiều lần được cán bộ nông nghiệp huyện về hướng dẫn áp dụng giống mới và tôi nhận thấy sử dụng giống mới là rất tốt, nhưng do địa bàn thôn ở quá xa trung tâm, không có đại lý bán giống nên không thể tìm đâu ra được các giống lúa theo hướng dẫn của cán bộ”.

Không chỉ ở những cánh đồng vùng sâu, vùng xa của xã Đắk D’rông, ngay như tại cánh đồng thôn 1 xã Chư K’nia chỉ cách trung tâm huyện chưa đầy 10 km, đường sá thuận lợi nhưng nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở đây vẫn lấy lúa thương phẩm làm giống. Tuy nhiên, những ruộng lúa gieo sạ bằng giống tự để chỉ cho năng suất 3 -3,5 tấn/ha.

Theo ông Hồ Sơn, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện thì so với trước đây, trình độ thâm canh lúa nước của nông dân trên địa bàn huyện, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã tăng lên đáng kể, nhưng trước thực trạng vẫn còn một số hộ nông dân sử dụng giống theo cách truyền thống là lấy lúa thương phẩm từ vụ trước để gieo cấy vụ sau đã làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lương thực hàng năm của địa phương.

Còn tại huyện Krông Nô, địa phương được xem là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm của tỉnh thì tình trạng một bộ phận người dân sử dụng lúa thương phẩm làm giống vẫn diễn ra. Các hộ dân này chủ yếu là đồng bào dân tộc tại chỗ và di cư từ phía Bắc vào sinh sống chủ yếu ở Nâm N’đir, Buôn Chóah, Đắk Nang, Quảng Phú… Qua tìm hiểu, đa số những ruộng lúa sử dụng giống tự để lại năng suất lúa bình quân rất thấp so với bình quân chung của tỉnh.

Lý giải nguyên nhân này, nhiều người cho rằng do lợi nhuận làm dịch vụ cung cấp lúa giống không lớn nên  tư thương ít quan tâm. Trong khi các cơ quan chức năng còn chưa có biện pháp cung ứng kịp thời, đầy đủ cho bà con. Vì vậy, nguồn cung cấp lúa giống ở các xã vùng sâu, vùng xa gần như bỏ ngỏ.

Tình trạng này không chỉ xảy ra ở các thôn, bon, buôn vùng xa ở huyện như Chư Jút, Krông Nô mà ngay tại các huyện Đắk Glong, Tuy Đức, Đắk Song… những địa phương được chú trọng triển khai nhiều chương trình khuyến nông tình hình cũng diễn ra tương tự.

Vì vậy, các cấp, ngành, địa phương cần có biện pháp giúp bà con nông dân tiếp cận thuận lợi với nguồn lúa giống, từng bước loại bỏ tập quán sản xuất lạc hậu này.


Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao nhờ măng tây xanh Thu nhập cao nhờ măng tây xanh

Dù mới "bén duyên" với mảnh đất Hồng Thái (Phú Xuyên - Hà Nội) được 2 năm nhưng cây măng tây xanh đã chứng tỏ sự phù hợp với chất đất bãi phù sa màu mỡ và mang lại thu nhập cao cho người nông dân nơi đây.

24/06/2015
Vì sao nông dân thích sử dụng giống IR50404 Vì sao nông dân thích sử dụng giống IR50404

Hiện nay, nhiều nông dân vẫn “ưu ái” sử dụng các loại giống lúa có phẩm chất gạo trung bình, đặc biệt là IR50404. Tại Chợ Mới (An Giang), diện tích xuống giống IR50404 năm sau… cao hơn năm trước. Nông dân có lý do riêng để quyết tâm theo đuổi giống lúa này, dù ngành chức năng nhiều lần khuyến cáo.

24/06/2015
Phân bón tăng giá, nông dân khó khăn Phân bón tăng giá, nông dân khó khăn

Giá phân bón tăng đột biến vào đầu vụ sản xuất khiến nông dân gặp không ít khó khăn. Cụ thể, giá các loại phân ure hiện dao động từ 420 - 470 ngàn đồng/bao 50 kg, tăng từ 50 - 60 ngàn đồng/bao so với một tháng trước đó; giá phân NPK khoảng 570 ngàn đồng/bao 50 kg, tăng 50 ngàn đồng/bao...

24/06/2015
Xây dựng thương hiệu cho cây giống Trâu Quỳ (Hà Nội) Xây dựng thương hiệu cho cây giống Trâu Quỳ (Hà Nội)

Với lợi thế có Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư đóng trên địa bàn, những năm qua, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã vận động Nhân dân chuyển từ cấy lúa sang sản xuất cây giống đạt hiệu quả kinh tế cao.

24/06/2015
Niên vụ sản xuất mía đường 2015-2016 nhiều chính sách hỗ trợ cho người trồng mía Niên vụ sản xuất mía đường 2015-2016 nhiều chính sách hỗ trợ cho người trồng mía

Vụ mía đường 2014 - 2015, thời tiết khô hạn kéo dài, giá đường xuống thấp, tiêu thụ chậm đã gây không ít khó khăn cho các nhà máy. Tuy nhiên, các nhà máy đường vẫn tập trung triển khai vụ ép mới, nâng cao năng suất để sẵn sàng cho một vụ ép mới hiệu quả hơn.

24/06/2015