Nhiều Nông Dân Vẫn Còn Lấy Lúa Thương Phẩm Để Làm Giống

Trong những năm qua, việc áp dụng các giống mới vào sản xuất đã giúp cho năng suất lúa của nông dân không ngừng tăng cao. Nhưng hiện nay, ở một xã trên địa bàn, không ít hộ vẫn sử dụng lúa thương phẩm để làm giống. Cách làm này không chỉ khiến cho năng suất lúa thấp mà cây lúa dễ bị nhiễm bệnh, chi phí đầu tư cao...
Trong nhiều năm nay, trên địa bàn huyện Chư Jút, nhiều hộ nông dân ở các xã như Chư K’nia, Đắk D’rông, Đắk Wil… có không ít hộ nông dân vẫn sử dụng nguồn giống lúa giữ lại từ mùa trước (tạm gọi là lúa thương phẩm) để gieo cấy.
Ông Sùng Văn Vừ ở thôn 17, xã Đắk D’rông cho biết: "Mặc dù nhiều lần được cán bộ nông nghiệp huyện về hướng dẫn áp dụng giống mới và tôi nhận thấy sử dụng giống mới là rất tốt, nhưng do địa bàn thôn ở quá xa trung tâm, không có đại lý bán giống nên không thể tìm đâu ra được các giống lúa theo hướng dẫn của cán bộ”.
Không chỉ ở những cánh đồng vùng sâu, vùng xa của xã Đắk D’rông, ngay như tại cánh đồng thôn 1 xã Chư K’nia chỉ cách trung tâm huyện chưa đầy 10 km, đường sá thuận lợi nhưng nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở đây vẫn lấy lúa thương phẩm làm giống. Tuy nhiên, những ruộng lúa gieo sạ bằng giống tự để chỉ cho năng suất 3 -3,5 tấn/ha.
Theo ông Hồ Sơn, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện thì so với trước đây, trình độ thâm canh lúa nước của nông dân trên địa bàn huyện, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã tăng lên đáng kể, nhưng trước thực trạng vẫn còn một số hộ nông dân sử dụng giống theo cách truyền thống là lấy lúa thương phẩm từ vụ trước để gieo cấy vụ sau đã làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lương thực hàng năm của địa phương.
Còn tại huyện Krông Nô, địa phương được xem là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm của tỉnh thì tình trạng một bộ phận người dân sử dụng lúa thương phẩm làm giống vẫn diễn ra. Các hộ dân này chủ yếu là đồng bào dân tộc tại chỗ và di cư từ phía Bắc vào sinh sống chủ yếu ở Nâm N’đir, Buôn Chóah, Đắk Nang, Quảng Phú… Qua tìm hiểu, đa số những ruộng lúa sử dụng giống tự để lại năng suất lúa bình quân rất thấp so với bình quân chung của tỉnh.
Lý giải nguyên nhân này, nhiều người cho rằng do lợi nhuận làm dịch vụ cung cấp lúa giống không lớn nên tư thương ít quan tâm. Trong khi các cơ quan chức năng còn chưa có biện pháp cung ứng kịp thời, đầy đủ cho bà con. Vì vậy, nguồn cung cấp lúa giống ở các xã vùng sâu, vùng xa gần như bỏ ngỏ.
Tình trạng này không chỉ xảy ra ở các thôn, bon, buôn vùng xa ở huyện như Chư Jút, Krông Nô mà ngay tại các huyện Đắk Glong, Tuy Đức, Đắk Song… những địa phương được chú trọng triển khai nhiều chương trình khuyến nông tình hình cũng diễn ra tương tự.
Vì vậy, các cấp, ngành, địa phương cần có biện pháp giúp bà con nông dân tiếp cận thuận lợi với nguồn lúa giống, từng bước loại bỏ tập quán sản xuất lạc hậu này.
Có thể bạn quan tâm

Đến xã Tân Thành, thị xã Ngã Bảy những ngày này sẽ dễ dàng nhận thấy không khí hối hả xen lẫn niềm vui của người dân đang trông chờ một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt: đó là lễ công nhận xã nông thôn mới (NTM) dự kiến sẽ diễn ra vào những ngày cuối tháng 11 này.

Theo thống kê sơ bộ từ các ngành chức năng, đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có trên 10.000 ha diện tích đất bị nhiễm cây mai dương- một loài thực vật ngoại lai cực kỳ nguy hiểm. Loài cây này có sức sống mãnh liệt, tốc độ phát tán cực nhanh trên diện rộng.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, Diễn đàn lần này nhằm tìm kiếm các giải pháp, tạo động lực mạnh mẽ hơn nữa cho sự phát triển cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân ĐBSCL, đồng thời tập trung giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã, đang và sẽ làm ăn, kinh doanh trên vùng đất này.

An toàn thực phẩm là vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, để có nông sản thực phẩm an toàn đòi hỏi có sự tham gia của người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng và các cấp quản lý, giám sát chất lượng các sản phẩm nông sản (rau, củ, quả, chè, thịt gia súc, gia cầm…) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Đến nay ngoài Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ALC II) đổ bể, lại có Công ty Tài chính cao su (thuộc Tập đoàn Cao su VN) bị đề nghị giải thể, để lại khoản lỗ trên 1.770 tỉ đồng.