Nhiều nông dân Sơn Hải 2 đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm

Điển hình như hộ ông Nguyễn Hữu Son, đã bỏ ra 32 triệu đồng đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm để chống hạn cho 8 sào đất trồng hoa màu của gia đình mình.
Ông Son chia sẻ: Gia đình có 1 ha đất trồng hoa màu. Trước đây vào mùa khô hạn, chỉ duy trì sản xuất được hơn một nửa diện tích, còn lại là bỏ hoang đất vì không đủ nước để tưới. Để có nước tưới cho toàn bộ diện tích, gia đình đã đầu tư lắp đặt hệ thống phun tưới nước tiết kiệm cho 6 sào đất trồng đậu phộng, 2 sào trồng bắp và cỏ voi.
Tương tự, hộ anh Đậu Văn Khiếu cũng đã đầu tư hệ thống tươi nước tiết kiệm cho 6 sào dưa hấu, đậu xanh và cỏ. Với hệ thống tưới nước tiết kiệm không chỉ giúp gia đình tiết kiệm được nguồn nước tưới, mà cây trồng phát triển tốt, tăng năng suất khoảng 20%, giảm từ 50 - 70% công lao động và tiết kiệm điện được khoảng 50% so với việc chạy nước truyền thống. Gia đình cũng đang dự tính đầu tư thêm hệ thống tưới nước tiết kiệm cho khoảng 5 sào đất nữa.
Thôn Sơn Hải 2, có 1.725 ha sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng hoa màu như: bắp, đậu phộng, đậu xanh, ớt…. Toàn thôn đã có 6 hộ đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm với diện tích hơn 3 ha. Việc nhiều hộ dân chủ động lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm không chỉ tiết kiệm được nguồn nước tưới, mà góp phần cải tạo vùng đất khô hạn, tiết kiệm rất nhiều chi phí mà cây trồng vẫn phát triển tốt, đạt năng suất cao.
Có thể bạn quan tâm

Bằng mô hình sản xuất đa canh kết hợp (lúa + vườn + ao + chuồng), bà Nguyễn Thị The (ngụ ấp Vĩnh Thắng, xã Vĩnh Khánh) thu bạc tỷ mỗi năm, khiến bạn nhà nông bắt chước làm theo. Điều đáng nể hơn, sản xuất từ vùng kinh tế mới giúp bà giàu có, trở thành “Nông dân giỏi” của huyện Thoại Sơn và tỉnh An Giang nhiều năm liền.

Vụ đông xuân vừa qua, nông dân hai xã Dak Nuê và Dak Niêng (huyện Lak, Đắk Lắk) đã gieo trồng giống ngô NK67 được nhập khẩu bởi Công ty TNHH Syngenta và do Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang cung cấp. Nhưng sau gần 4 tháng gieo trồng, đến khi thu hoạch loại ngô này không cho hạt, gây thiệt hại cho nhiều gia đình.

Đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký tham gia quy hoạch diện tích vùng nguyên liệu thông qua cánh đồng lớn, tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất ổn trong hợp tác sản xuất lúa giữa các bên trong mô hình mới này.

Dự án có quy mô chăn nuôi 200 con bò sữa và 300 con dê bách thảo với tổng vốn gần 33,4 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ nay đến tháng 10.2043.

Huyện Mộc Châu là địa bàn có nhiều nông sản nổi tiếng vùng Tây Bắc. Trong đó, nhiều loại sản phẩm đã chiếm lĩnh cả thị trường nước ngoài như: Chè, sữa Mộc Châu, cải dầu, hoa ly, hoa lan…