Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Nông Dân Quay Lưng Với Cây Quý Tộc

Nhiều Nông Dân Quay Lưng Với Cây Quý Tộc
Ngày đăng: 21/06/2014

Bình Phước có nhiều lợi thế để phát triển các loại cây trồng giá trị kinh tế cao như cao su, tiêu, điều, cà phê, cây ăn trái...

Nhưng do người dân chạy theo thị trường, không theo quy hoạch dẫn tới cung vượt cầu và hệ quả là điệp khúc trồng - chặt - trồng liên tục diễn ra, người nông dân rơi vào vòng luẩn quẩn. Hiện nhiều người dân đã quay lưng với cây cao su, loại cây một thời làm giàu cho hàng ngàn hộ dân trên địa bàn tỉnh. Nhưng do người dân chạy theo thị trường, không theo quy hoạch dẫn tới cung vượt cầu và hệ quả là điệp khúc trồng - chặt - trồng liên tục diễn ra, người nông dân rơi vào vòng luẩn quẩn. Hiện nhiều người dân đã quay lưng với cây cao su, loại cây một thời làm giàu cho hàng ngàn hộ dân trên địa bàn tỉnh.

THỜI HOÀNG KIM

Năm 1997, lúc mới tái lập tỉnh, Bình Phước chỉ có gần 100.000 ha cây cao su. Đến nay, diện tích đã lên 231.984 ha, trong đó, diện tích đang cho thu hoạch là 144.205 ha, năng suất bình quân đạt gần 19 tạ/ha, sản lượng đạt gần 276 ngàn tấn, đưa Bình Phước trở thành tỉnh có diện tích cây cao su lớn nhất cả nước.

Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Diện tích cây cao su phát triển mạnh nhất vào các năm 2010, 2011 do giá mủ tăng cao. Lúc này phong trào trồng cao su rầm rộ. Không ít hộ cưa bỏ vườn cây ăn trái, cây điều... đang kỳ thu hoạch để trồng cao su. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức đến thuê đất trồng cao su. Song song đó, nhiều dịch vụ “bám” theo cây cao su như làm giống, khoan lỗ, làm đất, thu mua mủ tiểu điền, kinh doanh vật tư... cũng phát triển mạnh.

Trước đây, anh Nguyễn Văn Dũng ở xã Phước An (Hớn Quản) đã phá bỏ 4 ha cây ăn trái để trồng cao su. Gặp thời kỳ giá mủ cao anh Dũng xây được ngôi nhà hai tầng khang trang. Anh cho biết, nếu giữ lại 4 ha cây ăn trái thì cuộc sống của 6 người trong gia đình cũng chỉ đủ ăn, đủ mặc. Anh tính toán: “Thời điểm năm 2010-2012, giá mủ xấp xỉ 40 ngàn đồng/kg nên mỗi ngày vườn cao su của tôi thu về hơn 3 triệu đồng”. Cây cao su đã từng là cây làm giàu của hàng ngàn hộ nông dân trên địa bàn tỉnh.

Bà Trương Thị Quỳnh Lương, công nhân Nông trường 4 (Công ty Cao su Phú Riềng) nhớ lại: “Những năm mủ cao su được giá, mỗi tháng, tiền lương hai vợ chồng gần bốn chục triệu đồng, cuối năm hơn trăm triệu đồng tiền thưởng/người nên tôi làm được nhà, mua thêm rẫy”.

Các loại hình dịch vụ đi kèm cây cao su phát triển mạnh. Các công ty cao su trên địa bàn tỉnh có thêm điều kiện để tái đầu tư sản xuất, xây dựng hạ tầng cơ sở. Bộ mặt nông thôn Bình Phước ngày một khởi sắc, đời sống của người dân được nâng cao cũng nhờ cao su.

KHÔNG BỀN VỮNG

Có thể nói, với những diễn biến thất thường về giá mủ trong thời gian qua cho thấy cao su thực sự là cây làm giàu không bền vững. Bởi lúc thì giá mủ tăng cao kỷ lục, khi thì tụt xuống tận đáy làm người trồng lao đao, trong khi các khoản chi phí đầu vào sản xuất và đời sống không giảm.

Theo thông báo của Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh về giá mủ nguyên liệu thu mua trong tháng 5-2014: Mủ nước 305 đồng/độ, mủ chén dây khô 13 ngàn đồng/kg, mủ đông ướt 9.500 đồng/kg... Đây là giá thấp nhất từ trước tới nay.

Anh Nguyễn Văn Hoàn ở thị xã Bình Long cho biết, đó là giá do công ty thu mua để chế biến, còn giá do tư thương mua mủ tiểu điền tại vườn rẫy thấp hơn nhiều. Hiện trên địa bàn thị xã Bình Long tuy chưa có ai đốn bỏ cây cao su nhưng đã nhiều nhà bỏ mặc vườn cây. Thu nhập không đủ trả tiền thuê công cạo nên vợ chồng anh Hoàn phải tự thu hoạch.

Anh Hoàn tính, hiện cạo 1 ha cao su vào loại tốt tiền bán mủ chỉ 150 ngàn đồng/ngày. Trong khi tiền công cạo là 180 ngàn đồng/ngày. Nhiều chủ vườn đã thỏa thuận chia đôi sản phẩm thu hoạch với thợ cạo. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời cho cả chủ vườn lẫn thợ cạo.

Năm 2012, anh Hoàng Văn Bảo ở thị trấn Đức Phong (Bù Đăng) đã cưa bỏ 12 ha điều hơn 10 năm tuổi để xuống giống cao su. Anh Bảo than thở: Nếu vườn điều được giữ lại thì năm nay tôi trúng đậm. Nay 12 ha cao su mới trồng đã không có nguồn thu lại tốn nhiều tiền chăm sóc, thuê người bảo vệ...

Những vườn cao su thu hoạch trên 5 năm thì chủ vườn chưa bị thiệt hại nặng vì họ đã được hưởng lợi từ giá mủ cao của những năm trước. Còn đối với những hộ mới trồng thì thiệt đơn, thiệt kép. Những trường hợp vay vốn ngân hàng để mua đất, trồng mới cao su khó tránh nguy cơ mất vốn.

BÀI HỌC TỪ LOẠI CÂY "QUÝ TỘC"

Gọi là “quý tộc” bởi cao su không phải là loại cây dễ trồng như nhiều loại cây khác. Người trồng cao su phải có điều kiện kinh tế, nhân lực thì khả năng sinh lợi cao. Còn hộ nghèo, ít vốn, thiếu nhân lực... chạy đua với cây cao su thì bị thiệt là điều khó tránh khỏi.

Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, 1 ha đất có thể trồng 500-550 cây cao su. Số tiền đầu tư cho mỗi ha cao su lớn gấp đôi so nhiều loại cây trồng khác. Chủ cơ sở giống cây trồng Quốc Thắng (Chơn Thành) cho biết, hiện giá cao su stump trần là 3.000 đồng/cây, stump bầu 6.000-9.000 đồng/cây tùy loại. Để trồng 1 ha cao su, tiền giống khoảng 15 triệu đồng, chưa kể phân bón, công làm đất, đào hố...

Tìm hiểu tại một số cơ sở sản xuất giống cao su trên địa bàn huyện Chơn Thành thì vài năm trước, đây là thời điểm xuất hàng, nhộn nhịp cảnh mua bán. Nhưng hiện hầu hết các điểm sản xuất này đều vắng khách.

Cũng theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, do chạy đua về giá mà không nghĩ tới hậu quả lâu dài nên nhiều hộ đã bỏ mặc vườn cao su. Mủ cao su dù mất giá nhưng vẫn còn giá trị về gỗ. Do vậy, những hộ có điều kiện nên tiếp tục chăm sóc vườn cây để chờ giá, lại đảm bảo chất lượng gỗ khi khai thác.


Có thể bạn quan tâm

Tôm chết hàng loạt, người nuôi ở Sóc Trăng lao đao Tôm chết hàng loạt, người nuôi ở Sóc Trăng lao đao

Tính đến cuối tháng 6, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trên toàn tỉnh lên đến khoảng 5.500 ha, chiếm hơn 29% diện tích đã thả nuôi.

06/07/2015
Sản xuất nông nghiệp bằng bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh Sản xuất nông nghiệp bằng bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh

Một nhóm nghiên cứu thuộc Trường đại học Cần Thơ, Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh, Viện nuôi trồng thủy sản II (TP.HCM) đã khảo sát thành phần dinh dưỡng và lợi ích sử dụng bùn đáy ao nuôi cá tra trong nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long, nhằm mục đích phân tích thành phần dinh dưỡng của bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

06/07/2015
Không lấy trực tiếp nguồn nước đang bị ô nhiễm vào ao nuôi Không lấy trực tiếp nguồn nước đang bị ô nhiễm vào ao nuôi

Trước tình trạng cá nổi đầu hàng loạt trên một số tuyến kênh, rạch ở địa bàn xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy trong những ngày gần đây, Chi cục Thủy sản Hậu Giang đã đưa ra khuyến cáo người nuôi thủy sản một số biện pháp nhằm giảm nguy cơ ảnh hưởng xấu đến đàn cá trong ao.

06/07/2015
Nông dân nuôi tôm lợi nhuận thấp do chi phí đầu tư tăng Nông dân nuôi tôm lợi nhuận thấp do chi phí đầu tư tăng

Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm nước lợ (chủ yếu tôm sú, tôm thẻ) đang gặp khó và lợi nhuận không cao, thậm chí còn thua lỗ. Lý giải về vấn đề này, ông Dương Văn Đởm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) phân tích: Với giá thành tôm nguyên liệu giảm mạnh (15.000 - 20.000 đồng/kg đối với tôm thẻ chân trắng và 35.000 - 40.000 đồng/kg đối với tôm sú), cùng với đó là năm nay do ảnh hưởng của thời tiết, làm cho tôm nuôi bị bệnh, nên tăng chi phí sản xuất.

06/07/2015
Liên kết sản xuất cá điêu hồng Liên kết sản xuất cá điêu hồng

Đồng Tháp có lợi thế tự nhiên rất lớn để phát triển con cá điêu hồng. Diện tích cá điêu hồng trong lồng, bè không ngừng biến động qua từng năm.

06/07/2015