Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Nông Dân Giàu Từ Trồng Sơn

Nhiều Nông Dân Giàu Từ Trồng Sơn
Ngày đăng: 27/07/2013

Là loại cây công nghiệp rất kén đất, nhưng đã hợp đất rồi thì phát triển rất nhanh, cho sản phẩm nhiều, giá trị kinh tế cao... cây sơn ta đã được khẳng định ở xã Ngọc Hội (Chiêm Hóa) khi ngày càng nhiều nông dân giàu lên nhờ trồng cây này....

Cây sơn ta không xa lạ gì đối với người dân xã Ngọc Hội, thậm chí nó còn gắn bó từ hơn 20 năm nay đối với đời sống người dân xã này. Khi ấy người ta trồng sơn lấy nhựa phục vụ nghề mộc, quét nhựa lên bề mặt gỗ để vật dụng sử dụng lâu bền hoặc đôi khi trồng chỉ để cho đỡ trống đất, chống xói mòn nên giá trị cây sơn chưa cao.

Thế nhưng vài năm trở lại đây, do tiến bộ KHKT, nhựa sơn là nguyên liệu quý dùng trong công nghiệp chế biến lâm sản, giá tăng chót vót, khiến nhiều hộ nông dân trồng sơn có thu nhập rất cao.

Gia đình anh Lý Văn Suất ở thôn Đầm Hồng 1 là một hộ tiêu biểu trồng sơn làm giàu ở Ngọc Hội từ năm 2007. Chính anh Suất cũng không ngờ cây sơn lại hợp đất đồi nhà anh đến thế, chăm sóc qua loa nhưng 2 năm sau vườn sơn đã bắt đầu cho thu hoạch nhựa.

Nhựa sơn thu hoạch được tư thương tìm đến tận nhà mua hết ngay và còn hẹn cứ có hàng nhiều hay ít thì cứ “alo” là họ đến mua tất. Thấy nhựa sơn quá dễ bán lại được giá cao nên gia đình anh Suất đã mở rộng diện tích trồng cây sơn lên gần 1 ha. Đến nay, mỗi ngày gia đình anh Suất thu hoạch được 5 kg nhựa sơn, bán với giá 280.000 đến 300.000 đồng/kg.

Ngoài gia đình anh Suất còn có hộ anh Hoàng Văn Hoan ở cùng thôn Đầm Hồng 1, người vừa xây ngôi nhà 2 tầng trị giá trên 500 triệu đồng. Anh Hoan tâm sự: “Tất cả cũng là nhờ cây sơn”. Ban đầu, số hộ trồng sơn ở Ngọc Hội không nhiều, sản lượng ít nhưng sau khi thấy được lợi nhuận từ việc trồng sơn, nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi từ những cây ngắn ngày giá trị thấp sang trồng sơn và đều đã thành công; thu nhập cao dần, họ trở thành những hộ có kinh tế khá của xã.

Theo kinh nghiệm của một số hộ trồng sơn lâu năm ở Ngọc Hội thì cây sơn rất kén đất nhưng hợp rồi thì bén nhanh và cho lượng nhựa rất khá với chất lượng tốt (giá thu mua cao có khi lên đến trên 300.000 đồng/kg). Chất đất phù hợp nhất với cây sơn là đất đỏ và vàng, đất có độ chua cao thì cho nhựa loãng như nước lã, kém chất lượng. Chính vì thế mà không phải hộ dân nào muốn là đều có thể trồng sơn được, phải trồng thử thấy hợp mới nhân rộng. Thông thường trồng từ 1.400 đến 1.600 cây sơn/ha diện tích là phù hợp nhất.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Huấn, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Hội cho biết: “Hiện xã Ngọc Hội có trên 80 ha cây sơn. Trồng tập trung nhiều nhất ở thôn Đầm Hồng 1 với diện tích trên 57 ha, còn lại rải rác ở các thôn khác. Việc trồng cây sơn đã đem lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân thoát nghèo, làm giàu hiệu quả nên trong thời gian tới xã sẽ cân nhắc mở rộng diện tích một cách hợp lý để tăng thêm thu nhập cho người dân...”.

Để đánh giá thực tế hiệu quả cây sơn ta, các cơ quan chuyên môn huyện Chiêm Hóa cần tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về điều kiện thích nghi loại cây này, chất đất phù hợp, tìm giải pháp thâm canh làm tăng năng suất... để từ đó có thể hướng tới lập làng nghề, mở rộng diện tích cây sơn giúp tăng thu nhập cho nông dân trong huyện.


Có thể bạn quan tâm

Cung Ứng Cho Thị Trường Gần 3.000 Tấn Quít/năm Cung Ứng Cho Thị Trường Gần 3.000 Tấn Quít/năm

Long Trị là xã có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất của huyện Long Mỹ (Hậu Giang), với 370ha vườn cây ăn trái, trong đó diện tích cây có múi là 250ha, riêng diện tích quít đường 199ha, tổng sản lượng cây có múi cung ứng cho thị trường gần 3.000 tấn trái/năm.

08/05/2014
Hồi Sinh Nghề Rập Cua Hồi Sinh Nghề Rập Cua

Thời gian gần đây, sản lượng cua nuôi giảm mạnh do người dân dành ao nuôi tôm sú. Giá cua cao nên người dân ven biển Bến Tre hồi sinh nghề rập cua.

27/05/2014
Ngư Dân Vào Vụ Khai Thác Cá Nam Ngư Dân Vào Vụ Khai Thác Cá Nam

Vào vụ cá Nam năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, các đàn cá nổi liên tục xuất hiện với trữ lượng rất lớn nên đã có 65% tàu cá ra khơi khai thác trên các ngư trường từ tỉnh Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu.

08/05/2014
Chợ Mới (An Giang) Phát Triển Đàn Bò Theo Hướng Trang Trại Chợ Mới (An Giang) Phát Triển Đàn Bò Theo Hướng Trang Trại

Từ mô hình trồng bắp thu trái non, lấy phụ phẩm nuôi bò; trồng cỏ voi cặp các bờ kênh, tuyến đê, trên đất trồng lúa… số lượng đàn bò huyện Chợ Mới phát triển đến 22.000 con, đi đầu phong trào nuôi bò của tỉnh. Địa phương đang dần hình thành mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, ứng dụng công nghệ cao.

27/05/2014
Khôi Phục Mô Hình Lúa Tôm Ở Phú Thuận (An Giang) Khôi Phục Mô Hình Lúa Tôm Ở Phú Thuận (An Giang)

Từ điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi và kinh nghiệm sẵn có, nông dân xã Phú Thuận (Thoại Sơn - An Giang) đang phục hồi, mở rộng vùng nuôi tôm càng xanh với diện tích 502 héc-ta, trở thành vùng chuyên canh lúa-tôm lớn nhất tỉnh.

09/05/2014