Nhiều nông dân chuyển sang trồng gừng

Đến nay, toàn huyện đã có 61ha trồng gừng, tăng 10ha so với năm 2014. Hiện tại, gừng đã trồng được hơn 3 tháng chủ yếu được trồng trên liếp cao ráo. Để tận dụng quỹ đất, nhiều hộ dân còn trồng xen canh gừng với các loại cây ăn trái.
Gừng từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng, nếu được chăm sóc tốt, năng suất đạt gần 3 tấn/công. Hiện nay, gừng tươi có thị trường đầu ra tương đối ổn định, giá khoảng 13.000 đồng/kg. Mặt khác ưu điểm của trồng gừng củ là khâu chăm sóc đơn giản, nhẹ chi phí. Nếu giá cả cứ ổn định như hiện nay thì đến khi thu hoạch, mỗi héc-ta bà con thu về lợi nhuận trên 100 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2011, anh Huỳnh Văn Thành, 59 tuổi đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng trang trại tại xã Phước Thắng (huyện Bác Ái) nuôi heo siêu nạc. Anh Thành chăn nuôi theo phương thức: Công ty CP đầu tư con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh và bao tiêu sản phẩm, anh đầu tư nhân công chăm sóc và xây dựng chuồng trại nuôi 1.100 con heo siêu nạc. Trang trại xây dựng tiên tiến bao gồm kho dự trữ thức ăn, khu vực để thuốc thú y, dụng cụ khám, chữa bệnh và hệ thống nước uống tự động. Nhờ chăm sóc và phòng bệnh chu đáo nên đàn heo của anh Thành phát triển tốt, mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa xuất bán trên 110 tấn heo thịt, sau khi trừ chi phí anh còn lãi khoảng 200 triệu đồng/lứa.

Dù thời tiết không thuận lợi, nhưng bà con nông dân huyện Thuận Nam vẫn có một vụ lúa mùa bội thu, năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Ngày 11-1, tại xã Vĩnh Hải, UBND huyện Ninh Hải đã tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội tại hai thôn Cầu Gãy, Đá Hang theo hướng giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2011-2015.

Anh Trần Đắc Thành, 37 tuổi, thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc trồng tỏi, hành thu hoạch được mùa được giá thu nhập cao.

Trở lại thôn Bàu Ngứ thuộc xã Phước Dinh vào những ngày giáp tết Nguyên đán Quý Tỵ- 2013, chúng tôi gặp nhân dân địa phương nhộn nhịp chuẩn bị vui xuân đón tết đầm ấm, thanh bình.