Nhiều Nghề Khai Thác Thủy, Hải Sản Được Mùa Trong Tháng 7

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 7-2014 sản lượng khai thác thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 7.494 tấn, bằng 106,8% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch. Riêng hoạt động khai thác trên biển đạt 7.198 tấn, bằng 106,5% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch.
. Huyện Hoằng Hóa đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp
Một số nghề khai thác có hiệu quả như: nghề lưới chụp mực, lưới kéo đơn của ngư dân huyện Hậu Lộc; nghề lưới vây rút chì của ngư dân thị xã Sầm Sơn; nghề câu vàng, nghề lồng bẫy ở các huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia... Ngư trường khai thác trọng điểm ở các vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Sản phẩm khai thác được chủ yếu là cá nục, cá chích, cá hố, cá cơm, mực các loại...
Hiện nay, toàn tỉnh có 7.254 phương tiện khai thác, trong đó có 1.242 chiếc trên 90 CV, 417 chiếc có công suất từ 50 đến 90 CV. Điều đáng mừng là chỉ hơn 1 tháng (tính từ đầu tháng 6), đã có 16 tàu công suất lớn (loại trên 90 CV) được đóng mới để vươn khơi, bám biển.
Những ngày đầu tháng 8, các chủ tàu cá tranh thủ thời tiết thuận lợi, ra khơi bám biển khai thác. Các tàu dịch vu, thu mua hải sản trên biển cũng đang hoạt động hết công suất để trao đổi sản phẩm, hàng hóa, tạo điều kiện cho các tàu khai thác bám biển dài ngày, giảm chi phí nhiên liệu ra, vào bờ.
* 7 tháng năm 2014, tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp (CN-TTCN) của huyện Hoằng Hóa ước đạt 290 tỷ đồng, bằng 67,9% kế hoạch cả năm và tăng 16% so với cùng kỳ. Các sản phẩm chủ yếu như bóng các loại, dụng cụ thể thao, hàng may mặc, lợn sữa đông lạnh, vật liệu xây dựng, sản phẩm từ nghề mộc, chao đèn, đèn lồng các loại.
Những tháng đầu năm sản xuất CN-TTCN của huyện đã có nhiều chuyển biến tốt, trong đó các nghề truyền thống quy mô sản xuất lớn đã có hướng phát triển mới. Nghề mây tre đan với các sản phẩm truyền thống (rổ, rá các loại) có sản lượng tăng so với năm 2013.
Làng nghề mộc truyền thống tại Hoằng Hà, Hoằng Đạt đầu tư thêm 3 máy đục sản phẩm cao cấp. Các cơ sở chế biến hải sản tại các xã vùng biển ngoài chú trọng bảo đảm chất lượng đã quan tâm hơn đến bao bì, nhãn mác, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Một số nghề khác như đan lồng đèn, móc sợi xuất khẩu đang được tổ chức lại và phát triển sản xuất như HTX Trung Kiên (xã Hoằng Trung) đã tổ chức nghề sản xuất móc sợi xuất khẩu theo mô hình mới, thu hút hơn 400 lao động tham gia.
Huyện Hoằng Hóa đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các cụm công nghiệp Nhân Ngọc, Thắng Thái, Nam Gòng, khu vực dọc tuyến đường Kim – Phượng.
Có thể bạn quan tâm

Theo quy hoạch, giai đoạn năm 2009-2015 diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh Đồng Tháp là 2.550ha thuộc 11/12 huyện, thị, thành phố với sản lượng đạt 383.000 tấn và năm 2020, diện tích nuôi là 2.700ha với sản lượng 400.000 tấn.

Ấp Phú Long Phụng B - xã Phú Khánh (Thạnh Phú - Bến Tre) là một trong những địa phương còn nhiều hộ nghèo, do thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, chưa có nghề nghiệp ổn định.

Khoảng 2 tháng trở lại đây, do ảnh hưởng của thị trường chung cả nước, giá gà thịt, gà giống trên địa bàn tỉnh Bình Định giảm mạnh. Thời điểm hiện nay, giá gà ta thả vườn thương phẩm đang được thương lái thu mua ở mức từ 50.000 - 52.000 đồng/kg, giảm 30.000 đồng/kg so với cách đây 2 tháng; giá gà Tam Hoàng (gà lông màu) ở mức từ 38.000 - 40.000 đồng/kg, giảm một nửa so với thời điểm đầu tháng 3.2013.

Nông dân Trần Hữu Thắng ở ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) được Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) tặng danh hiệu “Người trồng tiêu giỏi nhất thế giới”. Đằng sau danh hiệu này là câu chuyện vươn lên không biết mệt mỏi của người nông dân nghèo miền Bắc, lập nghiệp trên vùng đất phương Nam.

Thời tiết nắng nóng, sức tiêu thụ nước mía ở Đà Nẵng tăng mạnh, nhưng đáng buồn, người trồng mía ở xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) lại “nếm” thêm một mùa “mía đắng” do tư thương cấu kết thu mua với giá rẻ như bèo.