Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Động Phòng Chống Rét Cho Cá

Chủ Động Phòng Chống Rét Cho Cá
Ngày đăng: 22/01/2014

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài, là nguyên nhân làm cho nhiều loài cá bị chết, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Ngành chức năng và các địa phương đã tăng cường chỉ đạo người dân chống rét nhằm giảm thiểu những thiệt hại do rét gây ra.

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh Lạng Sơn, tính đến hết năm 2013 tỉnh Lạng Sơn đã có 990 ha diện tích mặt nước được đưa vào nuôi thuỷ sản. Tổng sản lượng khai thác ước đạt 925,8 tấn, tăng 50,3% cùng kỳ năm 2012... Để người dân chủ động chống rét cho cá, ngay từ cuối tháng 11, Chi cục Thủy sản tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản đề nghị các phòng, ban chuyên môn của các địa phương chỉ đạo, đôn đốc tích cực tuyên truyền đến người dân nâng cao nhận thức và áp dụng các biện pháp phòng, chống rét cho động vật thủy sản. Theo đó, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật như: ao nuôi phải bảo đảm độ sâu mực nước ổn định từ 2m trở lên; hạn chế gió lạnh bằng cách phủ bèo tây mặt ao về hướng Đông Bắc; căng bạt trên mặt ao, tạo giá thể bằng rơm rạ để cá trú ẩn tránh rét; cho cá ăn khi điều kiện thời tiết thích hợp…

Tại huyện Cao Lộc, ngay sau khi tiếp nhận công văn chỉ đạo của Chi cục Thủy sản, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện đã có văn bản yêu cầu các xã, thị trấn triển khai tới nhân dân kịp thời.

Ông Mông Sỉ Chao, thôn Phai Luông, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc cho biết: "Mấy hôm trước khi nhiệt độ xuống tôi đã nhanh chóng quây bạt quanh ao rồi thả bèo, cỏ, rơm xuống ao và cho cá ăn thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn để cá tăng sức đề kháng và khả năng chịu rét cho cá. Với gần 1 ha mặt nước hiện còn khoảng 4 tấn cá thịt và hàng nghìn con cá giống nếu không chủ động chống rét thì mình là người thiệt hại đầu tiên”.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh Lạng Sơn, hiện nay công tác phòng chống rét cho cá trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ, kịp thời, nhằm giúp cá lưu qua đông khỏe mạnh, đáp ứng số lượng, chất lượng giống cho vụ nuôi sau và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Tiếp Sức Cho Nông Dân Nghèo Tiếp Sức Cho Nông Dân Nghèo

Ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên), nhiều nông dân gọi ông Lê Xuân Đình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ là “ông sọc dưa”. Cái tên ngồ ngộ này được nông dân trong vùng gắn cho, lâu ngày thành quen miệng. Bản thân ông Đình cũng thấy vui, vì cái việc chăn nuôi lợn rừng, cung cấp giống lợn rừng cho nông dân trong vùng đã trở nên quen thuộc.

09/04/2013
Tìm Hướng Phát Triển Hiệu Quả Nghề Trồng Nấm Tìm Hướng Phát Triển Hiệu Quả Nghề Trồng Nấm

Hiện nay Ninh Bình có khoảng 2.600 hộ gia đình, 3 doanh nghiệp và 15 tổ hợp tác với gần 8.000 lao động thường xuyên tham gia trồng nấm. Sản lượng nấm tươi hàng năm ước đạt 4.500 tấn, cho hiệu quả kinh tế gần 40 tỷ đồng.

16/08/2013
Nuôi Tôm Châu Á Đương Đầu Với Hội Chứng Tôm Chết Sớm (EMS) Nuôi Tôm Châu Á Đương Đầu Với Hội Chứng Tôm Chết Sớm (EMS)

Ngành tôm không chỉ bị ảnh hưởng bởi EMS mà còn rất nhiều dịch bệnh khác. Tuy nhiên, EMS là hội chứng mới nên đang thu hút quan tâm. Đáng lo ngại là cho tới thời điểm này vẫn chưa tìm ra nguồn gốc cũng như nguyên nhân gây bệnh của EMS và do đó chưa thể có phương pháp điều trị hội chứng này

24/02/2013
Cây Khoai Mỡ Mang Phồn Thịnh Về Đồng Tháp Mười Cây Khoai Mỡ Mang Phồn Thịnh Về Đồng Tháp Mười

Tháng 4, ĐBSCL vào cao điểm mùa khô, đồng thời cũng trùng với thời kỳ thu hoạch rộ khoai mỡ trên Đồng Tháp Mười. Thích hợp với thổ nhưỡng vùng đất nhiễm phèn, thiên nhiên khắc nghiệt, dễ trồng, dễ chăm sóc, khoai mỡ là cây trồng giúp bà con miền đất mới dựng nên cơ nghiệp.

09/04/2013
Trồng Dong Riềng Xen Ngô Lãi Lớn Trồng Dong Riềng Xen Ngô Lãi Lớn

Vụ dong riềng năm nay, người dân các xã Tiền Yên, Đắc Sở, Cát Quế... (Hoài Đức, Hà Nội) trúng đậm, vì được mùa, được giá. Trung bình, mỗi sào dong thu 3 – 4 tấn. Với giá 1.700 đồng/kg, bà con thu lãi gấp đôi trồng lúa.

24/02/2013