Nhiều Mục Tiêu Trong Mô Hình Bảo Vệ, Nuôi Điệp Quạt

Nếu dân xã Phước Thể (Tuy Phong - Bình Thuận) nuôi điệp quạt thành công cũng có nghĩa xây dựng được chương trình chứng nhận MSC (Marine Stewardship Council - Hội đồng Bảo tồn biển quốc tế) và truy xuất nguồn gốc xuất xứ của loài điệp quạt, mở rộng thị trường tiêu thụ…
Ngư trường Bình Thuận vốn nhiều điệp quạt nên bao năm qua, loại hải sản này đã góp phần vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Nhưng dù vậy, với sự khai thác quá mức, nguồn điệp quạt rồi cũng cạn kiệt dần, cụ thể như năm nay sản lượng điệp quạt sụt giảm mạnh. Điều này đồng nghĩa, đến lúc nào đó điệp quạt hay các mặt hàng điệp quạt xuất khẩu của Bình Thuận sẽ không còn. Để tái tạo nguồn điệp quạt, mục tiêu đầu tiên trong nhiều mục tiêu, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án “Xây dựng mô hình quản lý cộng đồng về bảo vệ, tái tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lợi điệp quạt tại vùng biển ven bờ xã Phước Thể, huyện Tuy Phong”. Kinh phí thực hiện gần 5,7 tỷ đồng. Trong đó, hơn 300 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp nông nghiệp của tỉnh, còn gần 5,4 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ của Công ty TNHH Hải Nam. Đề án triển khai từ tháng 10 năm nay và kéo dài đến tháng 12/2015, sắp tới, các tổ cộng đồng nuôi điệp quạt ở xã Phước Thể sẽ thành lập, điều này người dân ở xã Phước Thể đã được biết trước đó nên đang háo hức chờ ký hợp đồng, nhận con giống thả nuôi tại 4 điểm đã định có tọa độ ven theo bờ biển. Vùng biển ven bờ Phước Thể có nhiều rạn san hô... môi trường nước phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của loài địêp quạt nên nhiều người hy vọng sẽ cho sản lượng cao khi đến thời điểm khai thác.
Đại diện Công ty TNHH Hải Nam cho biết, những năm qua, từ nguồn điệp quạt, công ty sản xuất, chế biến thành những sản phẩm xuất khẩu. Bây giờ, điệp quạt cạn kiệt, công ty có trách nhiệm hỗ trợ địa phương kinh phí xây dựng vùng nuôi điệp quạt tập trung. Qua việc tái tạo và bảo vệ nguồn lợi điệp quạt này, người dân có thêm thu nhập, công ty có vùng nguyên liệu ổn định để thực hiện các đơn hàng. Hơn thế, với vùng nuôi tập trung, có người quản lý, theo dõi... điệp quạt sau khi khai thác, chế biến sẽ bảo đảm sạch, đáp ứng các yếu tố cho việc xây dựng thành công chương trình chứng nhận MSC cũng như truy được xuất xứ nguồn gốc loài điệp quạt. Từ đó, giá trị con điệp quạt được nâng lên, không chỉ bán được giá cao mà cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cũng nhiều.
Nhưng cái được nhiều hơn hết của đề án này là thí điểm phân cấp quản lý, khai thác nguồn lợi thủy sản cho địa phương và cộng đồng ngư dân mà điệp quạt được triển khai đầu tiên theo Nghị định số 33/2010 của Chính phủ. Thông qua đó, nâng cao năng lực hoạt động và ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái vùng biển, thông qua các chương trình đào tạo, chuyển giao công nghệ... mà mục đích cuối cùng là tạo các mô hình sinh kế mới cho ngư dân.
Có thể bạn quan tâm

Báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết tính đến cuối tháng 8-2014, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp hội viên đạt trên 4,2 triệu tấn, trị giá FOB đạt trên 1,8 tỉ đô la Mỹ, giảm lần lượt gần 9,2% về lượng và trên 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi nhiều nông dân thành phố hoa đang “quay lưng” lại với cây atiso - đặc sản của Đà Lạt do giá cả bấp bênh, đầu ra thiếu ổn định, thì anh Nguyễn Trung Thành, một người con đất Sài thành lại bỏ phố lên núi để gắn bó với loại cây trồng này dưới chân núi LangBiang.

Nấm linh chi đỏ là một loại thảo dược, thức ăn giàu chất dinh dưỡng, có giá thành khá cao và nhu cầu sử dụng lớn. Qua quá trình tự tìm hiểu trên các chương trình khuyến nông, mạng internet, ông Nguyễn Đình Thanh, ngụ tại khu phố 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành (Tây Ninh) đã trồng thử nghiệm với số lượng khoảng 5.000 bịch phôi nấm.

Nhân rộng các biện pháp thâm canh cân đối lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới phun sương… theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, nhiều vùng chè Ô long trong tỉnh đã giảm đáng kể nguồn vốn đầu tư và tăng rõ rệt nguồn lợi nhuận.

Đến nay, nông dân đã thu hoạch xong vụ Đông xuân 2013-2014 và vụ Hè thu 2014, với diện tích 1.427,7 ha. Trong vụ Đông xuân, nông dân tham gia mô hình có lời cao hơn ngoài mô hình gần 3,2 triệu đồng/ha. Còn vụ Hè thu, mức lời cao hơn ngoài mô hình từ 4,5 triệu đến 5,5 triệu đồng/ha.