Nhiều Mô Hình Ứng Dụng GAP Thành Công

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết những mô hình ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thành công đều có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, có vai trò của doanh nghiệp hoặc nhà nước hỗ trợ chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay, trong lĩnh vực trồng trọt, ngoài VietGAP rau, quả, chè, lúa, cà phê do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, còn có các GAP khác như GlobalGAP, 4C, UTZ Certified, Rain Forest, MetroGAP...
Từ năm 2008 đến nay, cả nước có khoảng 70.000 ha sản xuất theo GAP hoặc theo hướng GAP.
Một số mô hình thành công điển hình phải kể đến là sản xuất thanh long. Bình Thuận đã có hơn 5.000ha/15.000ha được chứng nhận VietGAP, kế hoạch đến năm 2015 toàn bộ 15.000 ha thanh long được chứng nhận VietGAP.
4C (Common Code for the Coffee Community – Bộ Quy tắc chung cho Cộng đồng Cà phê). Bộ Quy tắc 4C bao gồm các nguyên tắc xã hội, kinh tế và môi trường trong việc sản xuất và kinh doanh cà phê nhân bền vững.
Hay như sản xuất cà phê vùng Tây Nguyên, đến năm 2009 có 19.995 hộ, 29.586 ha, sản lượng 93.600 tấn cà phê nhân được chứng nhận Utz Certified và 16.000 hộ, 28.500 ha, 90.000 tấn cà phê nhân được chứng nhận 4C (Bộ Quy tắc chung cho Cộng đồng Cà phê - Hiệp hội 4C là một Hiệp hội mở dựa trên cơ chế thị trường nhằm cổ động và khuyến khích tính bền vững trong chuỗi sản xuất cà phê nhân)... Toàn bộ sản phẩm chứng nhận được tiêu thụ với giá cao hơn.
Đối với sản xuất chè, toàn bộ 1.600 ha chè của Công ty Phú Bền- Phú Thọ được chứng nhận Rain Forest do lãnh đạo Công ty tập trung đầu tư, chỉ đạo và có đầu ra ổn định...
Định hướng trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương tiếp tục đẩy mạnh áp dụng GAP trong sản xuất, vì đây là xu thế phát triển tất yếu và trong Luật An toàn thực phẩm đã quy định phải thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng GAP trong quá trình sản xuất.
Với định hướng trên, Bộ và các địa phương sẽ tăng cường hướng dẫn các cơ sở sản xuất, đặc biệt lĩnh vực rau, quả tự tổ chức lại sản xuất, trước hết thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật theo hướng VietGAP nhằm đảm bảo sản phẩm an toàn.
Có thể bạn quan tâm

Dự án do Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bình Định và Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ phối hợp thực hiện, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng kiệu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị canh tác, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và nâng cao trình độ thâm canh cây kiệu cho nông dân trồng kiệu ở huyện Phù Mỹ.

Lợi dụng dịp này, một số người thu mua hạt tiêu đưa ra nhiều thông tin gây nhiễu nhằm mua được tiêu giá rẻ làm cho giá tiêu trong khoảng 10 ngày qua đã đột ngột giảm từ 10 - 15.000 đồng/kg mặc dù việc mua bán rất ít vì tiêu trong dân đã hết. Trước diễn biến phức tạp của thị trường, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân cần bình tĩnh chủ động điều tiết việc mua bán hạt tiêu, không ồ ạt bán hàng khi tiêu xuống thấp.

“Cây giống sản xuất bằng nuôi cấy mô có giá thành cao hơn so với sản xuất truyền thống, nhưng có ưu điểm là chất lượng tốt, đồng đều và sản xuất với số lượng lớn được”, anh Ngô Quang Hưởng, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Ươm Mầm Việt (phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa), chia sẻ.

Khi quả chín, vỏ dày và có màu vàng sáng, hương vị thơm ngon, mẫu mã đẹp lại để được lâu hơn các giống chuối thường nên tiêu thụ rất thuận lợi vào các dịp lễ, Tết. Hiện nay, một buồng chuối tiêu hồng được bán với giá từ 200 - 400 nghìn đồng, sau khi trừ chi phí người trồng chuối sẽ thu lãi khoảng 7 triệu đồng/sào (cao gấp 3 lần giống chuối thường).

Giống cam trên vùng đất đỏ bazan Phủ Quỳ chủ yếu là các giống cam đặc sản, chín muộn như cam Xã Đoài, cam Vân Du và Cam V2. Tháng 12/2010, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ KHCN đã cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Vinh" cho sản phẩm cam quả của tỉnh Nghệ An.