Nhiều Mô Hình Ứng Dụng GAP Thành Công

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết những mô hình ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thành công đều có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, có vai trò của doanh nghiệp hoặc nhà nước hỗ trợ chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay, trong lĩnh vực trồng trọt, ngoài VietGAP rau, quả, chè, lúa, cà phê do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, còn có các GAP khác như GlobalGAP, 4C, UTZ Certified, Rain Forest, MetroGAP...
Từ năm 2008 đến nay, cả nước có khoảng 70.000 ha sản xuất theo GAP hoặc theo hướng GAP.
Một số mô hình thành công điển hình phải kể đến là sản xuất thanh long. Bình Thuận đã có hơn 5.000ha/15.000ha được chứng nhận VietGAP, kế hoạch đến năm 2015 toàn bộ 15.000 ha thanh long được chứng nhận VietGAP.
4C (Common Code for the Coffee Community – Bộ Quy tắc chung cho Cộng đồng Cà phê). Bộ Quy tắc 4C bao gồm các nguyên tắc xã hội, kinh tế và môi trường trong việc sản xuất và kinh doanh cà phê nhân bền vững.
Hay như sản xuất cà phê vùng Tây Nguyên, đến năm 2009 có 19.995 hộ, 29.586 ha, sản lượng 93.600 tấn cà phê nhân được chứng nhận Utz Certified và 16.000 hộ, 28.500 ha, 90.000 tấn cà phê nhân được chứng nhận 4C (Bộ Quy tắc chung cho Cộng đồng Cà phê - Hiệp hội 4C là một Hiệp hội mở dựa trên cơ chế thị trường nhằm cổ động và khuyến khích tính bền vững trong chuỗi sản xuất cà phê nhân)... Toàn bộ sản phẩm chứng nhận được tiêu thụ với giá cao hơn.
Đối với sản xuất chè, toàn bộ 1.600 ha chè của Công ty Phú Bền- Phú Thọ được chứng nhận Rain Forest do lãnh đạo Công ty tập trung đầu tư, chỉ đạo và có đầu ra ổn định...
Định hướng trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương tiếp tục đẩy mạnh áp dụng GAP trong sản xuất, vì đây là xu thế phát triển tất yếu và trong Luật An toàn thực phẩm đã quy định phải thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng GAP trong quá trình sản xuất.
Với định hướng trên, Bộ và các địa phương sẽ tăng cường hướng dẫn các cơ sở sản xuất, đặc biệt lĩnh vực rau, quả tự tổ chức lại sản xuất, trước hết thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật theo hướng VietGAP nhằm đảm bảo sản phẩm an toàn.
Có thể bạn quan tâm
Với sự năng động, nhạy bén của bà con nông dân, những năm gần đây xã Liên Nghĩa, Văn Giang (Hưng Yên) nổi tiếng với nghề ươm các loại giống cây ăn quả. Cây giống Liên Nghĩa theo chân thương lái đến mọi miền đất nước mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương.

Từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ (KHCN) của tỉnh Bến Tre , trong năm 2015, huyện Châu Thành đã triển khai mô hình trồng chuối già Nam Mỹ nuôi cấy mô tại ấp Phước Thành, xã An Phước. An Phước là xã thuần nông, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào trồng lúa và dừa. Do hiệu quả kinh tế từ các loại cây trồng này không cao, cần có hướng mới trong việc chuyển đổi giống cây trồng, tăng cường sự hỗ trợ về vốn đầu tư và kỹ thuật cho nông dân phù hợp với địa phương.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), trước đây Trung Quốc(TQ) luôn dẫn đầu về hàng rau quả nhập khẩu vào Việt Nam (VN) nhưng sáutháng đầu năm nay vị trí này đã đổi chủ.

Lượng muối tồn đọng ở Khánh Hòa lên tới 40.000 tấn muối do giá muối giảm mạnh chỉ còn 400-600 đồng/kg, giảm 50% so với năm ngoái.

Tay không ngừng rút từng chiếc vỏ trai (vỏ con trai) hứng nhựa vét sơn vào chiếc chậu hay thùng nhỏ, bác Mai Thanh Trọng ở thôn Me Thượng, xã Vô Điếm (Bắc Quang) tâm sự: “Gia đình chỉ có mấy sào ruộng và rừng tạp, đời sống khó khăn, lại sống trong địa bàn xã vùng sâu, giao thông cách trở. Nhân có lần đi thăm con gái lấy chồng ở Phú Thọ, nhận thấy cây sơn có thể trồng ở quê mình, nên tôi đã mua giống về trồng thử. Đến nay sau 2 năm trồng đã thấy được hiệu quả, nhựa sơn bán cũng cho thu nhập khá”.