Nhiều Mô Hình Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản

Ông Phạm Thành Chung - Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn cho hay, trong năm 2014, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện đã xây dựng một số mô hình hỗ trợ người dân nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ góp phần cải thiện kinh tế.
Tiêu biểu, mô hình “Nuôi cá chim vây vàng trên ao nước lợ” tại xã Điện Dương với quy mô 9.000 con/3.000m3. Cá chim vây vàng là đối tượng nuôi mới, lần đầu tiên đưa vào Quảng Nam thí điểm nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi vùng triều.
Mô hình “Nuôi lươn trong bể xi măng” được triển khai tại 2 hộ dân xã Điện Hòa góp phần thay thế một phần đối tượng cá lóc do giá thành không ổn định, gây ô nhiễm môi trường khu vực dân cư.
Thời gian qua, tại các vùng vượt lũ tại Điện Hòa, Điện Thọ, Điện Tiến… nhân dân đầu tư nuôi cá nước ngọt thâm canh gối vụ đạt 2 đợt/năm, đối tượng nuôi chủ yếu là chép, mè, trắm cỏ, trê phi… trong đó đối tượng cá da trơn chiếm khoảng 50%, rô phi 20%, năng suất đạt gần 7,5 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Quýt trĩu quả, đầu ra ổn định, giá cao nên nhiều gia đình vùng núi Dran có nguồn thu nhập cao trong dịp Tết.

Nhờ trồng mít, nuôi cá sạch, ông Lương Văn Tám (Tám Quýt), 63 tuổi ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) thu lời 300 triệu đồng mỗi năm.

Suốt 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá mú, anh Hưởng tự tin khẳng định mình chưa lần nào bị thất bại. Nhờ nuôi cá mú, mỗi năm gia đình anh Hưởng có thu nhập

Áp dụng cách nuôi này giảm đáng kể quy mô diện tích, dễ kiểm soát dịch bệnh, ngược lại tăng vượt trội mật độ thả nuôi.

Nông dân Võ Tuấn Tú thực hiện thành công mô hình nuôi cá chình (y học gọi là mạn lệ ngư), đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.