Nhiều Mô Hình Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản

Ông Phạm Thành Chung - Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn cho hay, trong năm 2014, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện đã xây dựng một số mô hình hỗ trợ người dân nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ góp phần cải thiện kinh tế.
Tiêu biểu, mô hình “Nuôi cá chim vây vàng trên ao nước lợ” tại xã Điện Dương với quy mô 9.000 con/3.000m3. Cá chim vây vàng là đối tượng nuôi mới, lần đầu tiên đưa vào Quảng Nam thí điểm nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi vùng triều.
Mô hình “Nuôi lươn trong bể xi măng” được triển khai tại 2 hộ dân xã Điện Hòa góp phần thay thế một phần đối tượng cá lóc do giá thành không ổn định, gây ô nhiễm môi trường khu vực dân cư.
Thời gian qua, tại các vùng vượt lũ tại Điện Hòa, Điện Thọ, Điện Tiến… nhân dân đầu tư nuôi cá nước ngọt thâm canh gối vụ đạt 2 đợt/năm, đối tượng nuôi chủ yếu là chép, mè, trắm cỏ, trê phi… trong đó đối tượng cá da trơn chiếm khoảng 50%, rô phi 20%, năng suất đạt gần 7,5 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Đó là một trong những chính sách ưu đãi chưa từng có trong dự thảo đề nghị hỗ trợ ngư dân, được Bộ NN&PTNT soạn trong vòng 40 ngày, theo chỉ đạo của Thủ tướng. Dự kiến, văn bản này sẽ được bàn và thông qua tại cuộc họp Chính phủ vào ngày 28/5.

Khúc sông rộng ấy trở thành nơi chết chóc của loài cá khổng lồ nặng hàng trăm ký. Nó được mệnh danh là con sông tử địa hay nghĩa địa của loài cá hô.

Phó chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nguyễn Quý Thạc cho biết, sản lượng khai thác thủy sản Hải Phòng 5 tháng qua đạt 19.213 tấn, tăng gần 29% so với cùng kỳ năm 2013.

Mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học phù hợp với sự phát triển chăn nuôi trong khu vực đông dân cư, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Trong ảnh: Một mô hình nuôi heo trên nền lót đệm sinh học tại xã Bình Ba (huyện Châu Đức).

Theo các chủ trang trại nuôi gà đẻ trứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, gần 1 tuần nay, trứng gà được bán tại trại đã ở mức 1.200-1.300 đồng/quả, tăng 300-400 đồng/quả.