Nhiều Mô Hình Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản

Ông Phạm Thành Chung - Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn cho hay, trong năm 2014, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện đã xây dựng một số mô hình hỗ trợ người dân nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ góp phần cải thiện kinh tế.
Tiêu biểu, mô hình “Nuôi cá chim vây vàng trên ao nước lợ” tại xã Điện Dương với quy mô 9.000 con/3.000m3. Cá chim vây vàng là đối tượng nuôi mới, lần đầu tiên đưa vào Quảng Nam thí điểm nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi vùng triều.
Mô hình “Nuôi lươn trong bể xi măng” được triển khai tại 2 hộ dân xã Điện Hòa góp phần thay thế một phần đối tượng cá lóc do giá thành không ổn định, gây ô nhiễm môi trường khu vực dân cư.
Thời gian qua, tại các vùng vượt lũ tại Điện Hòa, Điện Thọ, Điện Tiến… nhân dân đầu tư nuôi cá nước ngọt thâm canh gối vụ đạt 2 đợt/năm, đối tượng nuôi chủ yếu là chép, mè, trắm cỏ, trê phi… trong đó đối tượng cá da trơn chiếm khoảng 50%, rô phi 20%, năng suất đạt gần 7,5 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, từ nguồn kinh phí của tỉnh, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bạc Liêu đã triển khai mô hình nuôi rắn hổ hèo tại 3 xã Châu Thới, Vĩnh Hưng, thị trấn Châu Hưng thuộc huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Chính sách siết chặt tín dụng tại các nước châu Âu đang thực hiện đã ít nhiều tác động đến XK cá tra Việt Nam vào thị trường này.

Với 60.857 tỷ đồng, 30.000 tỷ đồng dành cho phát triển lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, 24.257 tỷ đồng phát triển lĩnh vực chế biến thủy sản và 6.600 tỷ đồng phát triển lĩnh vực khai thác thủy sản.

Một nông dân ở huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) vừa sang cho thương lái 1,8 ha dưa hấu với giá 110 triệu đồng. Trừ hết các khoản chi phí, gia đình ông còn lãi 80 triệu đồng. Điều đáng nói là cách đây chỉ khoảng 2 tháng trên diện tích ruộng dưa hấu này là một đám bắp nhân giống. Ông đã bán đám bắp ấy được 135 triệu đồng, trừ hết các chi phí, ông còn lãi 70 triệu đồng. Như vậy là chỉ trong vòng khoảng 5 tháng, gia đình nông dân này thu lãi được 150 triệu đồng từ 1,8 ha ruộng.