Nhiều Mô Hình Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản

Ông Phạm Thành Chung - Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn cho hay, trong năm 2014, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện đã xây dựng một số mô hình hỗ trợ người dân nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ góp phần cải thiện kinh tế.
Tiêu biểu, mô hình “Nuôi cá chim vây vàng trên ao nước lợ” tại xã Điện Dương với quy mô 9.000 con/3.000m3. Cá chim vây vàng là đối tượng nuôi mới, lần đầu tiên đưa vào Quảng Nam thí điểm nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi vùng triều.
Mô hình “Nuôi lươn trong bể xi măng” được triển khai tại 2 hộ dân xã Điện Hòa góp phần thay thế một phần đối tượng cá lóc do giá thành không ổn định, gây ô nhiễm môi trường khu vực dân cư.
Thời gian qua, tại các vùng vượt lũ tại Điện Hòa, Điện Thọ, Điện Tiến… nhân dân đầu tư nuôi cá nước ngọt thâm canh gối vụ đạt 2 đợt/năm, đối tượng nuôi chủ yếu là chép, mè, trắm cỏ, trê phi… trong đó đối tượng cá da trơn chiếm khoảng 50%, rô phi 20%, năng suất đạt gần 7,5 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Bấy lâu nay, bà con nông dân và người tiêu dùng tỉnh Quảng Bình đã quen thuộc với khái niệm về thực phẩm xanh, sạch, như: rau sạch, nấm sạch… Duy chỉ có “gà sạch” là vẫn còn khá lạ lẫm và ít người quan tâm đến.

Nếp cái hoa trắng (hay còn gọi là nếp cao cây, nếp tháng 9) là giống lúa quý được gieo cấy tại Bắc Ninh với nhiều ưu điểm và giá trị kinh tế cao. Việc phục tráng vào bảo tồn giống lúa này không chỉ có ý nghĩa về đa dạng sinh học mà còn góp phần phát triển các vùng lúa hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian qua, UBND tỉnh Long An đã có chủ trương tái cơ cấu, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững; trong đó, tập trung chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất lúa, nhất là những vùng đất cao, xám bạc màu kém hiệu quả theo phương thức luân canh nhằm tăng thu nhập cho người nông dân và nhóm cây trồng cạn chủ lực cần tập trung là mè, bắp và đậu phộng.

Sau hơn một năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nền nông nghiệp Quảng Nam đã có diện mạo tươi sáng hơn, đưa giá trị sản xuất cao hơn nhiều so với sản xuất lúa, trong đó cây ngô, cây lạc khẳng định tính ổn định và bền vững.

Tháng 1-2014, dự án rau an toàn thuộc Khu thực nghiệm Nông nghiệp công nghệ cao (Sở KH&CN) được khởi động, đến nay, cung ứng 500-700kg rau an toàn mỗi ngày. Với quy trình sản xuất chặt chẽ, khoa học, dự án được cấp giấy chứng nhận VietGap và trở thành một vùng rau an toàn duy nhất được công nhận trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ở thời điểm này.