Nhiều Mô Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Thành Công Ở Quảng Nam

Nhờ đầu tư khoa học, sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, nhiều mô hình nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều năm qua gia đình anh Trần Đăng Tùng ở thôn Đông Trì, xã Bình Hải (Thăng Bình) đều có nguồn thu nhập ổn định bằng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. Năm 2012, với 3 vụ nuôi trên 10.000m2 ao nuôi lót bạt trên cát, gia đình anh thu được tổng cộng 50 tấn tôm, bán được 4 tỷ đồng, trừ chi phí lãi xấp xỉ 2 tỷ đồng. Theo anh Tùng, nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát vùng ven biển có nhiều thuận lợi. Nguồn nước lấy từ biển vào nên không bị ô nhiễm. Nếu nuôi đúng quy trình, rủi ro do tôm nuôi bị bệnh chết sẽ ít. Anh Tùng cho biết thêm: “Nuôi tôm thẻ chân trắng đòi hỏi kỹ thuật rất cao. Đễ tích luỹ kinh nghiệm, cùng với việc tìm tòi đọc sách báo, tham quan học hỏi cách nuôi tiến bộ ở các địa phương khác, gia đình tôi cũng thường xuyên cập nhật các hướng dẫn nuôi tôm nước lợ từ ngành nông nghiệp tỉnh”.
Ở vùng triều ven sông, gia đình ông Huỳnh Thu ở thôn Tây Giang, xã Bình Sa (Thăng Bình) cũng có được những vụ nuôi tôm thẻ chân trắng thành công. Năm 2008, gia đình ông Thu đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng trên 2 ao nuôi ven sông với tổng diện tích 4.000m2. Sau 2 vụ nuôi thành công, ông thu được tổng cộng 10 tấn tôm, lãi gần 400 triệu đồng. Năm 2009, gia đình ông quyết định đầu tư hơn 200 triệu đồng để mở rộng diện tích thêm 4.000m2. Để chuẩn bị tốt điều kiện nuôi, ông chú trọng cải tạo đầm, sử dụng thêm máy móc hiện đại.
Năm năm nay, ông đều thành công với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở 4 ao nuôi ven sông có tổng diện tích 8.000m2, mỗi năm thu nhập không dưới 800 triệu đồng. Ông Thu cho biết, tôm thẻ chân trắng là loài rất mẫn cảm với môi trường sống. Bởi vậy, để tôm nuôi phát triển tốt, nhất là tại các vùng triều ven sông, người nuôi tôm phải cần cù, chịu khó, luôn luôn “túc trực” bên ao nuôi để quan sát sự phát triển và mọi thay đổi của nó. Việc nuôi tôm, phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh, vì thế rất cần đề phòng các biến chứng của tôm nuôi. Cùng với việc khép kín nguồn nước ao nuôi với bên ngoài, nếu thấy có hiện tượng khác thường xảy ra với tôm nuôi, người nuôi phải nhanh chóng điều tiết lại môi trường nước bằng men vi sinh…
Theo kinh nghiệm của anh Tùng, để có được hiệu quả sản xuất, vấn đề đầu tiên mà các nông hộ cần quan tâm là tôm giống. Muốn tôm nuôi phát triển tốt thì con giống phải chất lượng. Để mua được tôm giống tốt, các nông hộ nên ưu tiên chọn mua tại các thương hiệu lớn như Việt Úc, CP, UP… dù giá bán có cao hơn so với các giống tôm chợ. Anh Tùng cũng cho rằng tôm giống tốt là điều kiện tối ưu, tuy nhiên, để con giống phát triển tốt cũng cần tạo cho nó một môi trường sống thích hợp. Bởi vậy, cải tạo ao nuôi tốt, chăm sóc đúng quy trình là rất cần thiết. “Để thâm canh tốt khi nuôi tôm thẻ chân trắng, sau mỗi vụ thu hoạch, gia đình tôi đều vét bùn đáy ao kỹ lưỡng, phơi đáy ao nhiều ngày rồi dùng vôi sạch để “rửa” đáy ao thêm một lần nữa. Trước khi thả giống, tôi cũng diệt tạp bằng hóa chất cho phép sử dụng và bón phân gây màu nước bằng các chế phẩm sinh học. Việc chăm sóc tôm nuôi và theo dõi môi trường nước liên tục cũng được chú trọng. Các vụ nuôi thành công của có được có lẽ nhờ nuôi đúng quy trình như vậy” - anh Tùng nói.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Ban quản lý Cảng Hòn Rớ (Khánh Hòa), trong dịp Tết năm nay, sản lượng cá cơm ngư dân khai thác được cao hơn cùng thời điểm này những năm trước. Từ ngày 16 đến 24-2 (tức từ 28 đến mùng 6 Tết), trung bình mỗi ngày có 3 tàu thu mua cá cơm cập cảng Hòn Rớ, mang theo khoảng hơn 2 tấn cá cơm.

Thời gian qua, Trung tâm Thủy sản tỉnh Bình Phước (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn) đã tích cực nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản nước ngọt các loại, đáp ứng nhu cầu con giống trên địa bàn tỉnh. Với nguồn giống tại chỗ, hàng năm trung tâm còn thả bổ sung thủy sản vào các hồ chứa lớn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Anh Huỳnh Văn Vỹ, thuyền trưởng tàu cá BTh-98794TS, 350CV, ngụ tại xã Tam Thanh (Phú Quý) vui vẻ cho biết: “Tàu chúng tôi xuất bến Cảng Phú Quý ngày 29 tháng chạp năm Giáp Ngọ 2014. Đánh bắt xuyên Tết được hơn 6 tấn cá chàm. Khi liên lạc với đất liền, biết giá cá ở Phan Thiết cao hơn ở Phú Quý nên quyết định đưa tàu vào đây. Với giá bán 40.000 đồng/kg, chúng tôi thu về 240 triệu đồng”.

Theo báo cáo và nghiên cứu tại các tỉnh có nuôi cá chạch bùn, trong quá trình nuôi chưa phát hiện các loại bệnh mới. Người dân có thể yên tâm tiếp tục phát triển nuôi cá chạch bùn, tuy nhiên, cần áp dụng theo đúng các quy trình kỹ thuật nuôi và khuyến cáo của các nhà khoa học.

“Khi đặt ra câu hỏi nông nghiệp có là động lực phát triển nền kinh tế Việt Nam trong tương lai hay không? Tôi nghĩ, chắc chắn, nó phải là động lực phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay, chính sách nông nghiệp chưa đủ độ vương để nông nghiệp trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế”.