Nhiều Mô Hình Kinh Tế Ở Ngọc Linh Phát Huy Hiệu Quả

Trong nhiều năm qua, mô hình phát triển kinh tế gia đình được nhân dân xã Ngọc Linh (Vị Xuyên) nhân rộng. Với kế hoạch xây dựng và phát triển nền kinh tế xã nhà, đây được xem là một trong những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài nhằm nỗ lực xóa đói, giảm nghèo cho người dân.
Đến nay, đã có nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Xét về kinh tế thì Ngọc Linh là một xã sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp, cuộc sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Hiện tạ, xã vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao; trong số 1.061 hộ dân thì có tới 238 hộ nghèo và 206 cận nghèo, chiếm gần 50% số hộ của toàn xã.
Mặt khác, với đặc thù là xã có nhiều dân tộc cùng sinh sống (14 dân tộc), một số vùng dân cư sống không tập trung, đường đi lại còn gặp nhiều khó khăn nên việc huy động, khuyến khích người dân phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế...
Đứng trước nhiều khó khăn của người dân, nhiều năm qua, lãnh đạo huyện phối hợp với chính quyền xã Ngọc Linh chủ động tuyên truyền, hỗ trợ cho người dân phát triển kinh tế gia đình nhằm phát huy tối đa nguồn nội lực để vươn lên thoát nghèo.
Thông qua nguồn vốn hỗ trợ của các cấp chính quyền như hỗ trợ người dân vay vốn sản xuất, tập huấn kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi... những hộ nghèo được vay vốn để phát triển kinh tế theo chương trình “Vay vốn nuôi trâu sinh sản”.
Trong đó, mỗi hộ nghèo được vay 22 triệu đồng trị giá tương đương với một con trâu giống, Nhà nước hỗ trợ 3 năm không lãi suất. Ngoài ra, thực hiện đúng chủ trương theo Chương trình 135 cấp giống dê sinh sản cho hộ nghèo thuộc 5 thôn trong vùng kinh tế đặc biệt khó khăn là Nà Qua, Khuổi Khà, Nặm Đăm, Lăng Mu, Ngọc Quang.
Bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn sản xuất, nhân dân còn được hướng dẫn các quy trình kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi. Xã thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện như Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông... tổ chức nhiều buổi tập huấn, hướng dẫn và nâng cao kỹ thuật trong sản xuất cho người dân.
Nhiều năm qua, xã luôn có chủ trương khuyến khích người dân phát huy nội lực, phát triển kinh tế theo thế mạnh của địa phương. Từ lợi thế về địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế theo hướng nông - lâm nghiệp kết hợp.
Qua sự hỗ trợ, đến nay xã đã có nhiều gia đình thoát nghèo nhờ thực hiện mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Điển hình như gia đình anh Phạm Trung Thành ở đội 5 thoát nghèo vươn lên làm giàu với mô hình tổng hợp sản xuất chè - kinh doanh - chăn nuôi trâu - phát triển vườn rừng đã mang lại thu nhập 450 triệu đồng/năm.
Hộ Lê Văn Lợi ở thôn Ngọc Hà, thu nhập 350 triệu đồng/năm với việc phát triển trồng chè – mía đường – chăn nuôi lợn. Hiện tại, toàn xã đã có gần 30 mô hình kinh tế có thu nhập từ 100 triệu đồng đến gần 500 triệu đồng/năm, thu nhập của các mô hình này tăng lên theo từng năm.
Theo thống kê của xãm, tổng thu nhập do các mô hình này mang lại năm nay sẽ lên tới trên 5 tỷ đồng. Gần đây nhất, xã đã thực hiện Đề án trồng cây chanh leo của huyện, bước đầu cho thấy đặc điểm của loại cây này phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở đây.
Trong trồng trọt, năm nay xã cũng bắt đầu đem các loại giống ngô lai năng suất cao phổ biến cho người dân như PAC 339, PAC 999, PAC 293, ngô nếp 172. Trong thời gian tới, xã tiếp tục khuyến khích người dân mở rộng phát triển mô hình, nhân rộng diện tích cây trồng có năng suất cao theo chủ trương và đề án của huyện, tạo điều kiện cho nhiều hộ dân nâng cao đời sống vươn lên thoát nghèo.
Với những kết quả từ thực tiễn mà các mô hình kinh tế đã mang lại cho thấy sự phát triển và hướng đi đúng cho ngành nông nghiệp của xã. Nhưng để phát triển rộng rãi và hiệu quả hơn nữa góp phần XĐGN cho người dân ở những vùng khó khăn thì cần nhiều hơn sự quan tâm, hỗ trợ về vốn và kỹ thuật của các cấp chính quyền.
Có thể bạn quan tâm

Là huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là giống chè Shan tuyết; những năm qua, cây chè được huyện Quang Bình (Hà Giang) xác định là cây kinh tế mũi nhọn, không chỉ xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực.

Theo một thống kê của JICA, có tới 90% nông dân Việt Nam đang sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và có thu nhập thấp. Hầu hết những sản phẩm nông sản của họ được tiêu thụ bởi thị trường nội địa. Và trên thực tế, những nông dân này rất khó có thể áp dụng VietGAP hoặc những tiêu chuẩn GAP khác có yêu cầu cao hơn.

Trong thời gian qua, Quảng Ninh đã rất nỗ lực trong việc trồng mới và hồi sinh những cánh rừng ngập mặn (RNM). Tuy nhiên, trước những biến đổi của khí hậu ngày càng trở nên phức tạp, ô nhiễm môi trường... thì việc khôi phục và trồng lại RNM là vô cùng khó khăn, tốn kém.

Chị B.T (ngụ ở Q.7, TP.HCM) than phiền, gần đây các siêu thị gần nhà hầu như không bán thịt bò truyền thống nữa mà chỉ có thịt bò Úc. “Thịt bò Úc nhìn đẹp, ngọt và mềm, tuy nhiên giá hơi cao, chỉ thích hợp cho người có thu nhập khá. Người thu nhập thấp như tôi ít có khả năng mua.

Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang chuyên canh sầu riêng, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao, đó là tinh thần dám nghĩ, dám làm của nông dân Hàng Văn Phúc (sinh năm 1955), ở ấp 1, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy (Tiền Giang).