Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Lỗ Hổng Trong Quản Lý Giống Cây Trồng

Nhiều Lỗ Hổng Trong Quản Lý Giống Cây Trồng
Ngày đăng: 13/05/2014

Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về sản lượng nông nghiệp và nổi tiếng với nhiều thương hiệu nông đặc sản. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng giống cây trồng trên địa bàn TP thời gian qua vẫn tồn tại nhiều hạn chế khiến hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô.

Thiếu quy hoạch bài bản

Đại diện Phòng Trồng trọt - Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, đến nay, trên địa bàn TP đã quy hoạch được một số vùng sản xuất giống cây trồng như giống lúa ở Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa; giống đậu tương ở Ba Vì, Sóc Sơn; giống cây ăn quả ở Gia Lâm, Hoài Đức, Chương Mỹ; giống hoa ở Từ Liêm, Tây Hồ và giống rau ở Gia Lâm, Thanh Trì...

Tuy nhiên, việc sản xuất giống cây trồng này chưa có quy hoạch bài bản, các vùng sản xuất giống tự phát hình thành do nhu cầu của thị trường. Mặt khác, việc quản lý chất lượng hạt giống mới chỉ tập trung vào giống cây trồng hàng năm như lúa, ngô. Do đó, tình trạng giống giả, giống kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều và rất phức tạp.

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, sản phẩm cây ăn quả của Việt Nam hiện không đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, bởi, hầu hết đều dựa trên giống cây truyền thống, tuy có khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết không thuận lợi nhưng năng suất kém và không ổn định.

Chẳng hạn, năng suất của cam chỉ đạt 7 - 8 tấn/ha; dứa 7 - 12 tấn/ha; xoài 8 - 12 tấn/ha. Một số loại cây ăn quả bị thoái hóa nghiêm trọng, chất lượng thấp, quả nhỏ, nhiều hạt, mẫu mã xấu, bị nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó, việc sử dụng giống cây trồng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cơ quan chức năng. Nhiều giống cây phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu; không chủ động được nguồn cung nên giá cả bị đẩy lên cao, đơn cử như nước ta có khoảng 102 giống lúa nhưng theo thống kê có tới 50 - 70% nhập từ Trung Quốc.

Các giống lúa chất lượng tốt trong nước cũng thuộc sự quản lý độc quyền của các công ty, xí nghiệp nên có giá thành cao, khó mở rộng diện tích. Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ giống cây trồng… chưa được làm thường xuyên. Việc quản lý các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh doanh giống cây trồng chưa chặt chẽ, thiếu các chế tài kiểm tra, xử phạt, đền bù thỏa đáng cho người dân khi hậu quả xảy ra.

Cần có cơ chế phù hợp

Ông Đào Duy Tâm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho rằng, để nâng cao chất lượng giống cây trồng, Sở NN&PTNT TP tăng cường công tác khảo nghiệm, thử nghiệm nhằm bổ sung các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt vào cơ cấu giống cây trồng hàng năm.

Bên cạnh đó là việc thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình cung - cầu cũng như giá cả thị trường các mặt hàng giống cây trồng. Sở tiếp tục hướng dẫn nông dân về kỹ thuật gieo trồng; tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.

Để sản xuất nông nghiệp Thủ đô phát triển ổn định, bền vững, Hà Nội cần xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất giống tiên tiến. Đặc biệt là lựa chọn khâu đột phá đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh giống cây trồng, có chính sách khuyến khích cho nông dân và huy động các thành phần kinh tê tham gia vào sản xuất giống cây trồng.

Theo ông Đào Duy Tâm, trong thời gian tới, TP cần thường xuyên trao đổi thông tin với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Đồng thời, phối hợp hỗ trợ xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp của Hà Nội với các tỉnh đầu tư sản xuất, kinh doanh giống cây trồng đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sản xuất, tiềm năng nông nghiệp của Thủ đô.

Để đạt mục tiêu đến năm 2015, TP có khoảng 170.000ha lúa; 23.000ha ngô; 32.000ha rau thực phẩm; 33.000ha đậu tương; 2.165ha hoa, cây cảnh; 15.500ha cây ăn quả, TP đã triển khai bình tuyển được 240 cây ăn quả đầu dòng (bưởi, cam Canh, nhãn chín muộn); thử nghiệm, đánh giá được 4 nhóm lúa thuần năng suất, chất lượng (ĐH18, HDT8, QR2, DT39); nhiều nhóm ngô thực phẩm (HN88, MX2…); thực nghiệm thành công các giống đậu tương (DT84, DT26, ĐVN5…)


Có thể bạn quan tâm

Người dân bắt được loài cá lạ Người dân bắt được loài cá lạ

Mấy ngày qua, người dân ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp bắt được loài cá “lạ”. Cá có thân hình giống loài cá lóc, có vẩy, đầu giống cá sấu, mỗi con dài khoảng 7 - 8 tấc, nặng khoảng 2,5 - 4kg.

05/08/2015
Hạn chế bệnh trên tôm nước lợ vấn đề cần quan tâm Hạn chế bệnh trên tôm nước lợ vấn đề cần quan tâm

Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 5.350ha diện tích nuôi tôm nước lợ, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ và tôm sú. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm trong tỉnh.

05/08/2015
Nuôi cá lồng hướng đi mới ở Quang Bình (Hà Giang) Nuôi cá lồng hướng đi mới ở Quang Bình (Hà Giang)

Huyện Quang Bình (Hà Giang) có trên 700ha diện tích mặt nước, gồm: Ao, hồ, sông, suối, thủy lợi, thủy điện... vì vậy rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản (NTTS). Để khai thác tiềm năng đó, những năm qua, nhân dân trong huyện đã đẩy mạnh phát triển NTTS; nhiều gia đình đã mạnh dạn mở rộng diện tích mặt nước để NTTS.

05/08/2015
Bình Thuận khai thác hải sản đạt hơn 98.200 tấn Bình Thuận khai thác hải sản đạt hơn 98.200 tấn

Theo Chi cục Thủy sản Bình Thuận (Sở Nông nghiệp & PTNN), tính từ đầu năm 2015 đến ngày 31/7, tổng sản lượng khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 98.201 tấn, bằng 52% kế hoạch năm. Nhìn chung hoạt động đánh bắt trên biển thời gian qua của bà con ngư dân địa phương còn gặp khó khăn, nhất là trong quý I do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên tình trạng tàu nằm bờ khá phổ biến.

05/08/2015
Nghề trúm lươn ở Yên Thành (Nghệ An) Nghề trúm lươn ở Yên Thành (Nghệ An)

Đặc sản lươn đồng Nghệ An nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc nhưng ít ai biết để có món lươn đặc sản đó, người nông dân đã vất vả sớm hôm

05/08/2015