Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Hoạt Động Hỗ Trợ Hội Viên, Nông Dân Phát Triển Kinh Tế

Nhiều Hoạt Động Hỗ Trợ Hội Viên, Nông Dân Phát Triển Kinh Tế
Ngày đăng: 12/02/2015

Thời gian qua, các cấp Hội nông dân trong tỉnh đã chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển kinh tế.

Đơn cử như Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ủy thác vốn vay và Quỹ hỗ trợ nông dân cho 45 cán bộ hội nông dân của các huyện, thị xã; đồng thời, kiểm tra công tác nhận ủy thác của các cơ sở hội và tổ tiết kiệm vay vốn.

Qua đó, trong số 441 tổ tiết kiệm và vay vốn được ngân hàng ủy thác thì có 46,1% xếp loại tốt, 41% khá và 12% trung bình. Hiện tổng dư nợ do Hội Nông dân quản lý là trên 456 tỷ đồng, với 17.511 hộ thuộc 11 chương trình, tăng 38,4 tỷ đồng so với đầu năm. Hay Hội Nông dân tỉnh còn phối hợp với Công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam cho 60 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại 10 xã thuộc 2 huyện Krông Nô và Chư Jút vay 720 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi heo.

Trong quá trình thực hiện, Hội cũng phối hợp cử cán bộ xuống tận địa bàn hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, kịp thời xử lý những trường hợp xấu, nên việc chăn nuôi mang lại hiệu quả tương đối lớn. Đến nay, các hộ bước đầu đã hoàn trả lại vốn cho chương trình, vươn lên thoát nghèo. Riêng đối với nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, năm 2014, Hội Nông dân tỉnh đã phân bổ, hướng dẫn thành lập 5 dự án về chăn nuôi bò sinh sản, cải tạo cây cà phê và cho 43 hộ vay 1 tỷ đồng để thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ chương trình phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Hội Nông dân tỉnh về triển khai thực hiện Dự án cải tạo nâng cao chất lượng bò thịt tại huyện Đắk Song, đến nay, Tỉnh hội đã hoàn thành việc bình chọn các hộ đủ điều kiện tham gia dự án và bàn giao 32 con bò đực giống cũng như tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, kỹ thuật trồng cỏ cho các hộ tham gia dự án.

Theo ông Nguyễn Văn Xá, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh thì hiện tại, Tỉnh hội đang tiến hành kiểm tra việc chăn nuôi bò tại huyện Đắk Song để nắm bắt tình hình kịp thời cũng như những phát sinh trong quá trình chăm sóc để có hướng xử lý phù hợp.

Các hoạt động dịch vụ dạy nghề, hỗ trợ nông dân cũng được các cấp hội chú trọng thực hiện, xem đây là một trong những “kênh” giúp hội viên nghèo thiết thực, bền vững. Cụ thể, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ nông dân, nông thôn của Trung ương Hội tổ chức Hội chợ triển lãm Nông nghiệp và thương mại Tây Nguyên năm 2014 với quy mô 400 gian hàng, thu hút gần 200 đơn vị, doanh nghiệp, trang trại, làng nghề, hợp tác xã… tham gia.

Chương trình đã phần nào giúp bà con nông dân, các chủ trang trại, hợp tác xã… trong và ngoài tỉnh trưng bày giới thiệu sản phẩm, mô hình trong phát triển nông nghiệp, thương mại điển hình tiên tiến để trao đổi, học tập. Riêng về phía Hội Nông dân tỉnh thì có 13 gian hàng đến từ các huyện, thị xã, trưng bày, giới thiệu những mô hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế cũng như những đặc sản mang đậm dấu ấn của mỗi địa phương để giới thiệu, quảng bá. Các cấp hội cũng phối hợp với các trung tâm dạy nghề về trồng trọt, chăn nuôi, cơ khí… cho 1551 học viên.

Hay thông qua Công ty TNHH Nestle, Hội đã triển khai cho hội viên, nông dân huyện Đắk R’lấp đăng ký mua 20.095 cây cà phê ghép, 9650 cây cà phê thực sinh theo chương trình hỗ trợ 50% tiền cây giống. Cùng với việc phối hợp với Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (TP. Hồ Chí Minh) triển khai mô hình tưới nước nhỏ giọt và trồng nấm tại thị xã Gia Nghĩa thì Hội còn phối hợp mở các lớp tập huấn, hội thảo về phân bón cho hội viên, nông dân.

Có thể nói, các hoạt động phối hợp giữa Hội Nông dân với các sở, ngành cũng như tổ chức hỗ trợ đã góp một phần đáng kể trong việc giúp hội viên, nông dân về vốn, khoa học kỹ thuật, giống cây, con mới… vào sản xuất. Qua đó, tỷ lệ hội viên nông dân nghèo giảm theo hàng năm, tỷ lệ khá giàu ngày càng tăng. Năm 2014, toàn tỉnh có 23.018 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, đạt 110% kế hoạch.


Có thể bạn quan tâm

53 Hộ Dân Được Cấp Giấy Phép Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã 53 Hộ Dân Được Cấp Giấy Phép Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã

Theo Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện Đạ Tẻh có 55 hộ dân đã được ngành chức năng các cấp cấp giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi động vật hoang dã, gồm: Gấu ngựa 1 con, heo rừng lai 102 con, nhím 372 con, cá sấu nước ngọt 47 con, kỳ đà vân 14 con, chim trĩ đỏ 33 con, dúi 100 con.

24/01/2014
Đụng Lợn Đụng Lợn "Sạch” Ăn Tết

Ông Hoàng Văn Sử, Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: "Nhà nhà nuôi lợn đón Tết đã trở thành phong trào trong toàn xã. Không nuôi vì mục đích kinh tế, chỉ mong cái Tết thêm an toàn, đầm ấm, vui vẻ. Mấy năm trở lại đây, tục ăn đụng thịt lợn trên địa bàn trở lại như Tết xưa”.

24/01/2014
Trồng Rau Sạch Theo Tiêu Chuẩn Viet GAP Trồng Rau Sạch Theo Tiêu Chuẩn Viet GAP

Vẫn những giồng đất đã gieo trồng lâu nay, nhưng thay vì cùng một giống thì đằng này mỗi khóm mỗi khác nhau. Không chỉ về chủng loại mà còn ngày, giờ xuống giống, thu hoạch. Sự đa dạng vừa để thử nghiệm vừa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngày nào cũng có rau để bán mà lại không sợ “đụng hàng”. Đây chỉ là một khác biệt nhỏ từ khi bà con trồng màu ở khu vực khóm 6, phường 4, TP. Sóc Trăng bắt đầu sản xuất mô hình rau sạch theo tiêu chuẩn Viet GAP.

24/01/2014
Nấm Rơm Mùa Nghịch Cho Tết Nấm Rơm Mùa Nghịch Cho Tết

Nấm rơm chất 2 tuần cho sản phẩm và thu hoạch kéo dài khoảng 20 - 25 ngày. Bình quân vụ này năng suất đạt 3 - 4 tấn/ha, trừ hết các khoảng chi phí lãi trên 100 triệu đồng. Trồng nấm rơm 1 năm có thể luân canh từ 4 - 5 vụ ở các vùng đất bờ cao, thoáng mát, dễ thoát nước.

24/01/2014
Rau Sạch Đà Lạt GAP Rau Sạch Đà Lạt GAP

Năm 2013, Công ty TNHH Đà Lạt GAP (Phường 8 - Đà Lạt) vinh dự được Bí thư Thành ủy Đà Lạt Trần Đức Quận tặng Giấy khen của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Lạt ghi nhận thành tích “Xây dựng hệ thống quản lý Global GAP, xây dựng chuỗi thực phẩm sạch từ sản xuất đến bàn ăn”.

24/01/2014