Nhiều Hộ Vươn Lên Khá Giàu Nhờ Nuôi Cá Sấu

Những năm gần đây, mô hình nuôi cá sấu thương phẩm được nhiều nông dân xã Định Thành (huyện Đông Hải, Bạc Liêu) thực hiện vì hiệu quả và lợi nhuận khá cao. Mỗi vụ, người nuôi lãi hàng trăm triệu đồng.
Mô hình nuôi cá sấu thương phẩm ở xã Định Thành ra đời vào cuối năm 2011, gồm 13 hộ nông dân tham gia. Từ khi tham gia mô hình này, nhiều hộ thoát khỏi cuộc sống khó khăn, vươn lên khá giàu. Bởi, sau một vụ (từ 15 - 18 tháng) người nuôi lãi hàng trăm triệu đồng. Không chỉ cho lợi nhuận kinh tế cao, mà đầu ra của cá sấu cũng tương đối ổn định. Các doanh nghiệp cung cấp cá sấu giống sẽ thu mua lại cá sấu thương phẩm của người nuôi.
Ông Nguyễn Hữu Minh, hộ nuôi cá sấu thương phẩm (xã Định Thành) phấn khởi nói: “Cá sấu là một loại động vật dễ nuôi, ít nhiễm bệnh, thức ăn chủ yếu là cá tạp. Hiện nay, giá cá sấu dao động từ 140.000 - 160.000 đ/kg. Tính bình quân 100 con cá sấu sau khi trừ chi phí tôi lãi hơn 70 triệu đồng. Đầu ra của cá sấu khá ổn định”.
Về kỹ thuật nuôi cá sấu thương phẩm, nhiều hộ nuôi cho biết, hai yếu tố quyết định thành công trong việc nuôi cá sấu là chất lượng con giống và thức ăn. Con giống phải đạt chất lượng, thức ăn cần đảm bảo vệ sinh, an toàn. Về mật độ nuôi, có thể thả cá sấu từ 1 - 3 con/m2, diện tích của chuồng khoảng 18 - 20m2 (tùy thuộc vào mật độ cá). Bên cạnh đó, cần quan tâm làm vệ sinh chuồng trại.
Mô hình nuôi cá sấu thương phẩm mở ra hướng đi mới cho bà con xã Định Thành, giúp họ cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, để phát huy tính hiệu quả của mô hình này, ngành Nông nghiệp tỉnh cần tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật nuôi cho nông dân, cũng như hướng dẫn cách phòng bệnh cho cá sấu.
Có thể bạn quan tâm

Họ đã từng háo hức làm bằng được nông sản sạch theo các quy trình GlobalGAP (chuẩn toàn cầu), VietGAP (chuẩn Việt Nam) để xin cấp giấy chứng nhận. Sau 1 năm chứng nhận hết hạn, tính toán lại số tiền bỏ ra làm GAP cao hơn nhiều so với tiền lời, nông dân lặng lẽ rút lui.

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai sâu bệnh hại hồ tiêu bùng phát khá mạnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm, gây thiệt hại lớn cho nông dân. Trong khi đó, do tiêu được giá khiến bà con ồ ạt mở rộng diện tích, càng làm cho dịch bệnh lây lan nhanh và khó kiểm soát. Để giúp nông dân khắc phục tình trạng này, Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp tỉnh Gia Lai đã xây dựng và chuyển giao mô hình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM trên cây hồ tiêu, bước đầu thu được kết quả khả quan.

Nhằm góp phần bảo vệ môi trường nông thôn và nâng cao nhận thức người dân, thời gian qua một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã triển khai thực hiện nhiều điểm thu gom rác thải, vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Tuy mới triển khai trong thời gian ngắn, nhưng mô hình này đã góp phần làm giảm lượng rác thuốc bảo vệ thực vật ngoài đồng ruộng.

Thời điểm này, bà con nông dân các thôn Thanh Thủy, Đồng Giành, xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đang bước vào cuối vụ thu hoạch hoa nhài. Năm nay, thời tiết mưa nhiều, năng suất hoa nhài giảm nhưng được giá nên bà con rất phấn khởi.

Khi nước lũ tràn đồng thì gia đình anh Lê Văn Nghiệp ở ấp Tân Thành B – xã Long Tân (Sóc Trăng) đã mua 60 cái dớn về đánh bắt cá. Vì gia đình ít đất sản xuất nên anh Nghiệp tranh thủ con nước về đánh bắt thủy sản để có thêm thu nhập, chờ khi nước rút mới gieo sạ vụ lúa đông xuân.