Nhiều Hộ Vươn Lên Khá Giàu Nhờ Nuôi Cá Sấu

Những năm gần đây, mô hình nuôi cá sấu thương phẩm được nhiều nông dân xã Định Thành (huyện Đông Hải, Bạc Liêu) thực hiện vì hiệu quả và lợi nhuận khá cao. Mỗi vụ, người nuôi lãi hàng trăm triệu đồng.
Mô hình nuôi cá sấu thương phẩm ở xã Định Thành ra đời vào cuối năm 2011, gồm 13 hộ nông dân tham gia. Từ khi tham gia mô hình này, nhiều hộ thoát khỏi cuộc sống khó khăn, vươn lên khá giàu. Bởi, sau một vụ (từ 15 - 18 tháng) người nuôi lãi hàng trăm triệu đồng. Không chỉ cho lợi nhuận kinh tế cao, mà đầu ra của cá sấu cũng tương đối ổn định. Các doanh nghiệp cung cấp cá sấu giống sẽ thu mua lại cá sấu thương phẩm của người nuôi.
Ông Nguyễn Hữu Minh, hộ nuôi cá sấu thương phẩm (xã Định Thành) phấn khởi nói: “Cá sấu là một loại động vật dễ nuôi, ít nhiễm bệnh, thức ăn chủ yếu là cá tạp. Hiện nay, giá cá sấu dao động từ 140.000 - 160.000 đ/kg. Tính bình quân 100 con cá sấu sau khi trừ chi phí tôi lãi hơn 70 triệu đồng. Đầu ra của cá sấu khá ổn định”.
Về kỹ thuật nuôi cá sấu thương phẩm, nhiều hộ nuôi cho biết, hai yếu tố quyết định thành công trong việc nuôi cá sấu là chất lượng con giống và thức ăn. Con giống phải đạt chất lượng, thức ăn cần đảm bảo vệ sinh, an toàn. Về mật độ nuôi, có thể thả cá sấu từ 1 - 3 con/m2, diện tích của chuồng khoảng 18 - 20m2 (tùy thuộc vào mật độ cá). Bên cạnh đó, cần quan tâm làm vệ sinh chuồng trại.
Mô hình nuôi cá sấu thương phẩm mở ra hướng đi mới cho bà con xã Định Thành, giúp họ cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, để phát huy tính hiệu quả của mô hình này, ngành Nông nghiệp tỉnh cần tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật nuôi cho nông dân, cũng như hướng dẫn cách phòng bệnh cho cá sấu.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 5 trời nắng gắt, cá mú con vào rạn khá dày. Ngư dân vùng Gành Rái, xã Chí Công (Tuy Phong - Bình Thuận) được dịp giăng bẫy bắt mú con, thu nhập nhờ đó mà tăng khá.

Không biết chính xác hẹ được trồng từ khi nào, nhưng trong vài năm trở lại đây, nhiều nhà nông ở các vùng chuyên canh màu của Sóc Trăng như Đại Tâm, Tham Đôn (huyện Mỹ Xuyên), Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú) đã vươn lên khá giàu, ổn định được kinh tế gia đình từ loại cây này. Bên cạnh nguồn lợi từ cây lúa và chăn nuôi thì trồng hẹ được xem là mô hình trồng màu đạt thu nhập cao, bền vững của những hộ nông dân Khmer vùng này.

Trong thời gian qua cá rô đầu vuông đã được đưa vào nuôi thử nghiệm thành công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là loại cá phàm ăn, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh tật và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi thâm canh loài cá này trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do con giống chủ yếu được nhập từ các tỉnh phía Nam dẫn đến giá cá giống còn quá cao, quãng đường vận chuyển xa nên cá dễ mắc bệnh, tỷ lệ hao hụt cao.

Năm 2011, hơn 36.000 tấn thanh long Bình Thuận được xuất khẩu giúp nông dân thu về 20 triệu USD.