Nhiều hộ nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và không phép

Qua điều tra, khảo sát cho thấy, rất nhiều hộ nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông Chà Và tại các tiểu khu 1, 2, 3 và 4 đều không có phép.
Mật độ nuôi quá dày đặc, trung bình các bè chỉ cách nhau khoảng 20 - 30m nên không bảo đảm điều kiện môi trường tốt nhất để nuôi trồng.
Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường của các hộ chưa cao, tình trạng vệ sinh, súc rửa lồng bè và thu dọn thức ăn cặn bã cho vật nuôi chưa đúng quy cách khiến tình trạng ô nhiễm nội tại từ các lồng nuôi tăng cao.
Đặc biệt, trong số hơn 100 hộ thuộc các tiểu khu mà đoàn đã điều tra, khảo sát, có nhiều hộ lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng thủy nội địa.
Theo Thanh tra Sở GT-VT, luồng trên sông Chà Và thuộc luồng C1 nên phạm vi hành lang bảo vệ luồng là 15 - 20m; chiều rộng của luồng Chà Và hiện nay là 140m.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, rất nhiều lồng bè nuôi trồng thủy sản trên sông đều nằm trên hành lang bảo vệ luồng, ảnh hưởng đến việc giao thông của các phương tiện.
Được biết, sau đợt kiểm tra, khảo sát này, các cơ quan chức năng sẽ đưa ra phương án bố trí, sắp xếp di dời lồng bè đúng theo khoảng cách và theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Hôm nay 16-11, đoàn sẽ tiếp tục điều tra, khảo sát các hộ nuôi thuộc tiểu khu 5.
Có thể bạn quan tâm

Hầu như năm nào, các hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Tiên Yên cũng đều phải đối mặt với dịch bệnh trên tôm nuôi. Đơn cử, tháng 7-2014, trên 200 hộ nuôi tôm với diện tích trên 350ha ở xã Hải Lạng và Đông Ngũ đã bị chết do dịch bệnh. Ngoài những nguyên nhân khách quan do thời tiết, khí hậu còn có nguyên nhân chủ quan từ phía các chủ đầm trong việc vệ sinh môi trường khu vực nuôi trồng thuỷ sản chưa tốt.

Từ 2 ha giống cỏ hỗ trợ trồng khảo nghiệm để nhân rộng mô hình trong phát triển chăn nuôi bò, đến nay 2 giống cỏ voi VA06 và cỏ hàng chông đã được người chăn nuôi chấp nhận đưa vào trồng khá phổ biến, góp phần giải quyết nguồn thức ăn xanh tại chỗ cho đàn bò của địa phương.

Kinh tế khó khăn, giá cả nông sản bấp bênh, sâu bệnh phá hoại, khí hậu thất thường... đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân. Để thích nghi với tình hình thực tế, nhiều gia đình đã áp dụng khoa học - kỹ thuật, xen canh tăng vụ để thêm thu nhập. Trồng rau má xen dưới vườn điều của gia đình chị Đinh Thị Lý, tại ấp 5, xã Đồng Tiến (Đồng Phú - Bình Phước) là một điển hình.

Trồng nấm bào ngư có ưu điểm là không sử dụng thuốc, phân bón, nông dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để trồng. Mô hình ít vốn đầu tư, không cần nhiều diện tích, có thể tận dụng chuồng heo, chuồng gà để che mưa, tùy vào diện tích mỗi gia đình. Khoảng 20 ngày sau khi treo phôi là có thể thu hoạch đợt đầu và thời gian thu hoạch kéo dài 3 tháng.

Vùng Bảy Núi (An Giang) với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá thích hợp với các mô hình đa canh và xen canh. Hơn nữa, vườn đồi, vườn rừng núi Cấm đa số trồng nhiều loài cây, như: Xoài, mít, vú sữa, sầu riêng…là những loại cây có thể tận dụng cho dây tiêu đeo bám.