Nhiều Hộ Nuôi Dê Thoát Nghèo

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình nghèo.
Ông Nguyễn Văn Nghiệp ở ấp Kinh Cũ, xã Phong Nẫm (Giồng Trôm - Bến Tre) đang làm chủ một đàn dê trên 28 con, bày tỏ sự vui mừng: “Gia đình tôi trước đây nghèo lắm, cha mẹ qua đời sớm.
Năm 1980, khi tôi lập gia đình, người anh trai cho vợ chồng tôi 1,8 công đất. Thấy nhiều người nuôi dê, chúng tôi muốn có cặp dê để nuôi nhưng không có tiền. Chúng tôi đành bán đôi bông cưới, mua được 1 con dê mẹ và 2 con dê con về nuôi thử, thấy có lãi cao. Vợ chồng tôi tích lũy vốn mua thêm mấy con nữa.
Mỗi năm, số lượng dê xuất chuồng tăng dần, vợ chồng tôi tích lũy mua thêm gần 1ha đất để canh tác. Hiện nay, chúng tôi xây được căn nhà khá khang trang và thu nhập khá ổn định, đủ sức lo cho 5 người con ăn học”. Ông Nghiệp cho biết thêm: Con dê rất dễ nuôi vì thức ăn dể tìm, chỉ cần cắt cỏ trong vườn, các loại dây leo ven sông hoặc lá ca cao khi tỉa tán.
Người nuôi cần theo dõi thường xuyên và cho uống men tiêu hóa khi con dê bị sình bụng do ăn trúng những con vật lạ trong thức ăn hoặc khô mũi, thì mua thuốc cảm cho nó uống. Bây giờ, với diện tích đất vườn và đàn dê, hàng năm gia đình tôi thu nhập khoảng 200 triệu đồng.
Ông Huỳnh Bình Phước - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Nẫm, cho biết: Hộ ông Nghiệp là hộ nông dân sản xuất giỏi của xã. Đây là gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhưng nhờ chăn nuôi dê, chí thú làm ăn nên đã vươn lên khá giả.
Vợ chồng ông Nghiệp sống có tình làng nghĩa xóm, thường xuyên giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn bằng cách cho mượn con giống hoặc bán con giống trả chậm. Mô hình nuôi dê cũng là mô hình xóa đói giảm nghèo của xã.
Không chỉ riêng gia đình ông Nghiệp, nhiều gia đình trong xã Phong Nẫm thuộc diện xóa đói giảm nghèo, nhờ vào mô hình chăn nuôi dê thịt, dê sinh sản đã thoát nghèo và trở nên khá giả.
Có thể bạn quan tâm

Ở ĐBSCL, hình ảnh những người thương lái vào tận ruộng lúa, vườn cây ăn trái... để thu mua nông sản của nông dân không còn xa lạ. Nhanh gọn, đơn giản và trả tiền ngay là nét đặc trưng trong phương thức mua bán này. Với những hộ thiếu vốn sản xuất, họ sẵn sàng cho vay.

Ông Trần Bá Đạt, Phó chủ tịch UBND huyện Tân Phú (Đồng Nai), cho biết trong gần 4 năm lại đây, diện tích tiêu trên địa bàn huyện tăng khoảng 800 hécta. Hiện nay, toàn huyện Tân Phú có gần 2 ngàn hécta tiêu.

Thời gian qua, tôm nuôi trên địa bàn tỉnh chết hàng loạt khiến nông dân lâm vào cảnh khó khăn. Trước tình trạng trên, mô hình nuôi tôm không sên bùn ra đời và cho hiệu quả cao.

Theo Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL ước đạt khoảng 550.000ha, giảm khoảng 6,23% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú khoảng 522.000ha, tôm thẻ chân trắng khoảng 28.000ha. Ước sản lượng 6 tháng năm 2015 đạt khoảng 180.000 tấn, giảm 19,11% so với cùng kỳ năm 2014.

Sáng 11-7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai tổ chức thả 250 ngàn con cá giống xuống hồ Trị An.