Nhiều Hộ Dân Trắng Tay Vì Cá Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân

Trong 2 ngày 12 và 13/6, 4 hộ nuôi cá ở xã Xuân Yên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) bị trắng tay vì cá trong hồ bỗng dưng chết hàng loạt mà chưa rõ nguyên nhân.
Ông Thời, một trong 4 hộ dân cho biết: Trước đó, cá trong ao của ông vẫn bình thường. Sáng ngày 12, khi ngủ dậy thì thấy cá chết trắng ao; đến ngày 13/6 thì toàn bộ cá trong ao đã bị chết hết. Ước tính thiệt hại có thể tới vài chục triệu dồng.
Theo tìm hiểu, đây là diện tích ao hồ của Quân khu IV cho 4 hộ: Hoàng Văn Bin, Phạm Văn Thời, Hoàng Văn Mai và Hoàng Văn Thới nhận nuôi với diện tích hơn 1.500m2.
Tại hồ cá của những hộ dân này, hàng ngàn con cá rô phi, cá chép chết trắng bụng, đang phân hủy, mùi hôi thối xông lên nồng nặc.
“Trước đây, cá cũng có chết nhưng chỉ có vài con. Năm nay thì 7 yến cá giống sắp đến thời kỳ thu hoạch bỗng chết hàng loạt. Vậy là đã mất sạch vốn lại còn phải bỏ tiền thuê người vớt cá chết đi chôn” - ông Bin ngao ngán.
Theo phỏng đoán của những người dân nơi đây thì nguyên nhân cá chết là do nguồn nước bị ô nhiễm.
Ông Phan Văn Lịch – Chủ tịch UBND xã Xuân Yên cho biết: “Sau khi nhận được thông tin từ người dân, chính quyền địa phương cũng đã có mặt tại hiện trường để kiểm tra, xử lý, báo cáo lên huyện. Cán bộ Phòng TN&MT cũng đã xuống làm việc nhưng vẫn chưa biết nguyên nhân cá chết”.
Có thể bạn quan tâm

Xen canh cây lúa với hoa màu không còn lạ lẫm với người dân xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, bởi bà con ở đây đang rất thành công với mô hình này. Một số hộ đã chuyển hẳn từ trồng lúa sang trồng hoa màu vì lợi nhuận mà hoa màu mang lại cao hơn cây lúa gấp nhiều lần.

Dù cuộc sống khó khăn, nhà cửa xiêu vẹo, con đông, nhưng bằng sự cần cù, siêng năng và nghị lực vượt khó vươn lên, gia đình ông Cao Văn Ái, ấp 3, xã Tân Thành không chỉ thoát nghèo mà còn có của ăn của để.

Đây cũng là giai đoạn mà các trại cung cấp giống đang tích cực sản xuất để kịp thời cung cấp các loại giống thuỷ sản cho bà con nuôi trồng trên địa bàn toàn tỉnh.

Ông Phạm Ngọc Vũ – Chi cục phó Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trực thuộc Sở NN&PTNT Kiên Giang – cho biết đến thời điểm này, số tàu đánh cá của tỉnh Kiên Giang đã giảm hơn 1.000 chiếc so với thời điểm đầu năm 2013, phần lớn là tàu công suất nhỏ dưới 90 CV đánh bắt gần bờ.

Từ năm 2013 đến nay, một số ngư dân trên địa bàn huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) đã mạnh dạn áp dụng máy thủy lực thu lồng bẫy cá chình. Đây là một trong những mô hình mới được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh triển khai. Qua đó, mục đích nhằm tiết kiệm sức lao động, giảm thời gian thu lồng, tăng hiệu quả đánh bắt và đưa cơ giới hóa vào ngành nghề khai thác hải sản...