Nhiều Doanh Nghiệp Thao Túng Thị Trường Xuất Khẩu Cá Tra Sang Nga

Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị gửi Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương về việc xuất khẩu cá tra sang Nga bị một số doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước độc quyền thao túng thị trường.
Theo hiệp hội, trong thời gian qua, một số DN Việt Nam được phép xuất khẩu cá tra, ba sa vào thị trường Nga đã liên kết với các DN nước này vi phạm Luật Cạnh tranh Liên bang Nga. Vi phạm thể hiện qua việc cản trở tiếp cận thị trường hàng hóa sản phẩm phi lê cá tra, cá ba sa đông lạnh Việt Nam. Từ việc trên, Ủy ban Chống độc quyền Liên bang Nga đã có quyết định xử lý vụ vi phạm này.
Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch hiệp hội, cho biết việc độc quyền xuất khẩu và lợi ích nhóm của DN sẽ gây hại cho thị trường chung. Hiệp hội kiến nghị Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu của các DN đang xuất khẩu thủy sản vào Nga… Hiệp hội Cá tra Việt Nam cũng kiến nghị hai bộ tiếp tục đàm phán với phía Nga để mở cửa cho các DN Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất sang thị trường Nga.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình ông Trần Văn Châu ở thôn Đức Hiệp, xã Đức Mạnh (Đắk Mil) là một trong những hộ đầu tiên tại địa phương đưa giống bơ ghép về trồng tại rẫy cà phê của gia đình.

Liên kết sản xuất theo chuỗi, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò nhạc trưởng và nông dân là đối tác cùng chia sẻ lợi ích, thì hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ phát huy hiệu quả ổn định và lâu dài.

Ông Đặng Đình Thông, xóm 1, xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, nhờ giống ngô mới mà 5 sào ngô gia đình ông thu được hơn 20 triệu đồng, trừ chi phí giống, vật tư, công lao động còn lãi 12 triệu đồng.

UBND tỉnh vừa phê duyệt Quy hoạch sản xuất, chế biến và lưu thông muối tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Đây là 1 trong 3 mô hình nằm trong dự án CRSD được thực hiện trên địa bàn huyện này nhằm góp phần tái tạo nguồn sò huyết đặc sản đã bị khai thác cạn kiệt ở đầm Ô Loan.