Nhiều Doanh Nghiệp Mua Lúa Giống Với Giá Có Lợi Cho Nông Dân

Ông Hồ Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, năm 2013 thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài, nguồn nước tưới thiếu hụt nghiêm trọng tác động xấu đến Chương trình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) năm 2013. Tuy vậy, nhờ nỗ lực của nông dân và nhiều cơ quan, đơn vị tham gia, Chương trình đã thành công ngoài mong đợi.
Đáng chú ý là năm nay có rất nhiều doanh nghiệp tham gia Chương trình CĐML, trong đó có các doanh nghiệp: Công ty Giống cây trồng miền Trung- Tây Nguyên thuộc Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình; Tổng Công ty Vật tư nông nghiệp Nghệ An; Công ty Giống cây trồng và con nuôi Ninh Bình; Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương, Công ty TNHH TBT và Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Quảng Bình hỗ trợ chi phí sản xuất, mua lại sản phẩm của nông dân với giá hợp lý.
Các doanh nghiệp nói trên cho nông dân mượn lúa giống từ đầu vụ để sản xuất (sau khi thu hoạch nông dân hoàn trả cho doanh nghiệp theo tỉ lệ: 1 kg lúa giống mượn ban đầu nông dân trả 2 kg lúa giống sản xuất được), mua toàn bộ sản phẩm của nông dân với giá 1 kg lúa giống bằng 1,25-1,3 kg lúa thương phẩm. Nhờ vậy, nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.
Được biết, năm 2013, có 13.470 nông hộ của 11/11 huyện, thị xã, thành phố tham gia xây dựng 102 CĐML sản xuất lúa, bắp, đậu phụng và mía. Hầu hết các CĐML đều đạt hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 10/6, Chi cục thủy sản Ninh Bình đã tổ chức đoàn đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án “Hỗ trợ sản xuất giống cua năm 2014” tại huyện Kim Sơn, cùng đi có các đồng chí lãnh đạo huyện Kim Sơn và các hộ thực hiện dự án tại các xã của huyện Kim Sơn.

Trong đó, sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 145 nghìn tấn, tăng 3,46% so cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng đạt khoảng 6,7 nghìn tấn, tăng 4,26% so cùng kỳ. Ước 6 tháng giá trị sản xuất ngư nghiệp của địa phương này đạt khoảng 1.275 tỷ đồng, đạt 46% kế hoạch, tăng 4,91%.

Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên sông ở tỉnh Phú Thọ đã và đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ cho rằng, sự phát triển của nghề nuôi cá lồng trên sông sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển thủy sản chung, nhất là việc phòng, chống dịch bệnh cho cá, vấn đề môi trường.

Ngày 12-6, ông Nguyễn Ngọc Thụ, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết, mặc dù 10 ngày qua địa phương cùng với Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng hỗ trợ người dân dập dịch cho tôm nuôi ở các xã Hàm Ninh, Võ Ninh và Hải Ninh nhưng tính đến chiều 12-6 đã có hơn 4ha tôm bị mất trắng.

Đặc thù của Bạc Liêu là phân chia ra hai vùng sản xuất Bắc và Nam Quốc lộ 1A, đó là vùng nuôi tôm và trồng lúa. Những năm gần đây, nước mặn xâm nhập đã làm ảnh hưởng đến diện tích sản xuất lúa. Để điều tiết nước hài hòa, vừa bảo vệ lúa nhưng đảm bảo nước mặn nuôi tôm, năm 2014, ngành Thủy lợi tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp điều tiết nước.