Nhiều diện tích ngô ở Anh Sơn, Nghi Lộc bị chết cháy

Gia đình ông Bùi Công Thanh (Tường Sơn) vụ xuân năm nay trồng 3 sào ngô. Tthời tiết nắng hạn kéo dài đã làm cho 3 sào ngô chết đi một nửa, số ngô còn lại cũng đang trong tình trạng khô héo. Ông cho biết: "Nông dân chúng tôi sinh sống nhờ mấy sào ngô sào lúa, hiện nay ngô bị mất mùa mà thời tiết vẫn khắc nghiệt nên chúng tôi rất lo lắng".
Vụ xuân năm nay xã Tường Sơn sản xuất trên 200 ha ngô nhưng do thời tiết nắng nóng đã làm cho 50 ha ngô bị chết, 30 ha cho năng suất thấp. Một số hộ nông dân biết khả năng cây ngô không thể phát triển nổi do nắng hạn đã cắt bỏ mang về làm thức ăn cho trâu bò.
Ở Nghi Văn (Nghi Lộc), nhiều diện tích ngô hè thu của xóm 19, 20 cũng bị khô cháy cả đồng. Ông Cao Văn Hiên xóm 20 cho biết: Ngô đang làm hạt nhưng giờ chết khô cả, bà con phải cắt về cho bò ăn, nhưng cắt không kịp nó giờ đã cháy hết. Ông Hiên cũng cho biết thêm: Một số diện tích lạc xuân đã đến thời kỳ nhổ nhưng cũng không nhổ được vì đất quá khô.
Ông Nguyễn Văn Sao - Chủ tịch xã Nghi Văn cho biết: Nghi Văn có 250 ha ngô bị chết cháy, còn lạc xuân 330 ha mặc dù đã đến lúc thu hoạch nhưng đất khô cứng, trời quá nắng nóng nên người dân chưa thể thu hoạch được.
Khắc phục khó khăn, xã Tường Sơn đang chỉ đạo bà con nông dân vùng trồng ngô kiểm tra, đánh giá và phân loại diện tích ảnh hưởng hạn hán, cắt bỏ diện tích không có khả năng hồi phục giải phóng đất trồng bổ sung. Cùng với đó là chú trọng ngành nghề khác như chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp để tăng thu nhập. Còn ở xã Nghi Văn, do quá hạn hán, diện tích ngô khó khắc phục được.
Tình hình khô hạn kéo dài đúng vào thời điểm cây ngô trà sớm đang vào trắc, trà muộn đang giai đoạn trổ cờ nên đã ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng. Trong những ngày tới, nếu không có mưa, nhiều diện tích ngô còn lại của các xã cũng sẽ bị chết vì khô hạn.
Có thể bạn quan tâm

Vụ nuôi tôm năm 2015, mặc dù nắng nóng kéo dài, dịch bệnh xuất hiện rải rác ở đầu vụ, song nhờ thả giống đúng lịch thời vụ và tăng cường ứng dụng các tiến bộ KHKT, nuôi tôm thân thiện với môi trường, nên năng suất, sản lượng tôm và các loại thủy sản nuôi ở Tuy Phước tăng khá.

Ngày 18/11/2015, tại Bạc Liêu, Bộ NN và PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị “Quản lý nuôi và phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ”. Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Vũ Văn Tám và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Minh Chiến đồng chủ trì Hội nghị.

Đến cổng làng Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) hỏi ông Tu Thanh Hường, ai cũng biết. Bà con ở đây nói ông là nông dân đi lên từ hai bàn tay trắng, vượt qua khó khăn thử thách để làm giàu, trở thành ông chủ trang trại tiền tỷ trên vùng cát hoang vu.

Với tiềm năng rất lớn, việc nuôi cá trên các hồ chưa thủy lợi, thủy điện đang trở thành một hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.

Những năm gần đây, bệnh gan thận mủ (GTM) hoành hành trên cá tra gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân, thậm chí nhiều trường hợp tỷ lệ hao hụt trong nuôi cá tra thương phẩm lên đến 50%.