Nhiều Diện Tích Lúa Mới Xuống Giống Bị Thiệt Hại Do Mưa Nhiều Ở Sóc Trăng

Trong gần 2 tuần qua, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã có mưa liên tục làm nhiều vùng nông dân đang xuống giống vụ lúa mùa và thu đông bị thiệt hại do nước ngập sâu nguy cơ gây thiệt hại trắng hàng trăm ha.
Không chỉ thiệt hại hàng chục ha lúa ở xã An Ninh, nhiều diện tích lúa mùa và thu đông mới xuống giống ở các địa phương khác tại huyện Châu Thành, Mỹ Tú, Ngã Năm, Thạnh Trị cũng đang lâm vào cảnh bị ngập sâu 20 - 40 cm. Tại huyện Ngã Năm, trạm bơm của huyện hoạt động hết công suất để bơm nước chống úng, nhưng vẫn không kịp do mưa lớn cứ tiếp tục đổ xuống.
Hiện toàn tỉnh Sóc Trăng đã xuống giống được gần 20.000 ha lúa mùa, trong đó có 15.600 ha là lúa thu đông. Nếu trong những ngày tới trời tiếp tục mưa thì có thể khoảng 20 - 30% diện tích này bị ảnh hưởng và tiến độ xuống giống sẽ chậm lại đáng kể. Ở những địa phương làm 3 vụ lúa/năm, nông dân Sóc Trăng đang chuẩn bị gieo sạ lúa đông xuân sớm. Mưa lớn liên tiếp đang cảnh báo nguy cơ ngập úng gây chết lúa cục bộ đối với những vùng đất thấp, khó chủ động tiêu úng.
Ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng đang huy động bà con khắc phục bằng cách bơm, tát chống úng, đồng thời khuyến cáo nông dân tạm ngưng gieo sạ lúa ở những vùng đất thấp chờ hết đợt mưa, tránh thiệt hại tiếp theo...
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).

Vài chục cơ sở hành nghề này ở các khu vực giáp ranh: TP. Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc đã phải nợ lại mỗi nhà vườn 40 - 50 triệu đồng.

Diện tích không có nước để gieo trồng vẫn còn tới gần 15.000ha, diện tích đã chuyển đổi là hơn 4.600ha. Theo Tổng cục Thủy lợi, thời gian tới, nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, diện tích hạn hán sẽ tăng lên và phạm vi có thể tiếp tục mở rộng.

Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý thì người nông dân có thể nâng năng suất của cây mía lên gấp 1,5 lần, thậm chí có trường hợp tăng gấp đôi.

Đã có thời kỳ, nuôi nhím trở thành đề tài được nhắc tới nhiều trong những câu chuyện làm giàu của người nông dân ở không ít nơi. Tại thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang), nơi một thời ghi nhận sự “lên ngôi” của con nhím và cũng là nơi điển hình về sự thăng trầm của loài vật nuôi này.