Nhiều Diện Tích Lúa Mới Xuống Giống Bị Thiệt Hại Do Mưa Nhiều Ở Sóc Trăng

Trong gần 2 tuần qua, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã có mưa liên tục làm nhiều vùng nông dân đang xuống giống vụ lúa mùa và thu đông bị thiệt hại do nước ngập sâu nguy cơ gây thiệt hại trắng hàng trăm ha.
Không chỉ thiệt hại hàng chục ha lúa ở xã An Ninh, nhiều diện tích lúa mùa và thu đông mới xuống giống ở các địa phương khác tại huyện Châu Thành, Mỹ Tú, Ngã Năm, Thạnh Trị cũng đang lâm vào cảnh bị ngập sâu 20 - 40 cm. Tại huyện Ngã Năm, trạm bơm của huyện hoạt động hết công suất để bơm nước chống úng, nhưng vẫn không kịp do mưa lớn cứ tiếp tục đổ xuống.
Hiện toàn tỉnh Sóc Trăng đã xuống giống được gần 20.000 ha lúa mùa, trong đó có 15.600 ha là lúa thu đông. Nếu trong những ngày tới trời tiếp tục mưa thì có thể khoảng 20 - 30% diện tích này bị ảnh hưởng và tiến độ xuống giống sẽ chậm lại đáng kể. Ở những địa phương làm 3 vụ lúa/năm, nông dân Sóc Trăng đang chuẩn bị gieo sạ lúa đông xuân sớm. Mưa lớn liên tiếp đang cảnh báo nguy cơ ngập úng gây chết lúa cục bộ đối với những vùng đất thấp, khó chủ động tiêu úng.
Ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng đang huy động bà con khắc phục bằng cách bơm, tát chống úng, đồng thời khuyến cáo nông dân tạm ngưng gieo sạ lúa ở những vùng đất thấp chờ hết đợt mưa, tránh thiệt hại tiếp theo...
Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng phong trào vận động của nhà nước, người dân huyện Yên Minh (Hà Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi đất đai không màu mỡ sang trồng nhiều loại cây ăn quả. Nhiều hộ đã thoát nghèo và còn tiến tới làm giàu.

Cây hoa tam giác mạch được đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) gieo trồng từ lâu đời để dùng làm lương thực. Ngoài ra, hoa có vẻ đẹp tinh khôi nên rất hấp dẫn du khách.

Mô hình nuôi lươn không bùn đầu tiên ở Nghệ An trên quê lúa Yên Thành cho thu nhập cao.

Không mải mê trồng lúa, muốn thoát khỏi cảnh “được mùa mất giá”, một nhóm nông dân ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã “làm liều” cải tạo đất để trồng chuối chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bằng nghị lực vượt khó và sự sáng tạo trong làm ăn, từ người trồng rừng thuê, chị Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1971, ngụ thôn Dương Lộc, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã vươn lên thành tỷ phú.