Nhiều Cơ Sở Nuôi Cá Hồi Bị Thiệt Hại Do Hạn Hán

Theo thông tin từ Phòng kinh tế huyện Sa Pa (Lào Cai), do nắng nóng kéo dài, nguồn nước đầu nguồn cạn kiệt, gây lên tình trạng khan hiếm nước ở các trang trại nuôi cá nước lạnh.
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Sa Pa có 27 cơ sở nuôi cá nước lạnh (gồm cá tầm và cá hồi). Từ khoảng trung tuần tháng 5 đến đầu tháng 6 do thiếu nước nên ở nhiều ao nuôi ươm, cá giống chết hàng loạt. Trong đó, nhiều nhất là các cơ sở ươm cá hồi giống.
Cụ thể, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I có 60.000 con cá bị chết; Hợp tác xã Can Hồ - Bản Khoang 3.000 con; Hợp tác xã Suối Thầu - Tả Phìn 2.500 con. Bên cạnh đó, một số cơ sở nuôi cá hồi ở xã Suối Thầu, Tả Phìn có số lượng cá thương phẩm bị chết lên đến hơn 1 tấn.
Theo nhận định của một số cơ sở nuôi cá, ước tính, năm nay sản lượng cá hồi, cá tầm nuôi tại huyện Sa Pa sẽ giảm thấp do thiếu nước; bởi Sa Pa là nơi thường mưa nhiều nhất tỉnh nhưng năm nay thiếu hụt tới 230mm nên hầu hết các bể nuôi cá, nước không đủ theo mức thiết kế. Thiếu nước, nhiệt độ lại tăng bất thường khiến cho những loài cá nước lạnh chậm phát triển.
Được biết, nhiều cơ sở nuôi cá đã áp dụng các biện pháp chống nắng cho các ao cá như dùng lưới che nắng, dùng máy lọc nước để tái sử dụng nhưng hiệu quả cũng không đạt như mong muốn.
Có thể bạn quan tâm

Vì vậy, năng suất lao động không cao, chất lượng chè thấp, lượng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường còn hạn chế. Chè của HTX sản xuất ra chủ yếu là chè khô, đóng bao bì không có nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, nên chỉ bán được ở địa bàn trong huyện hoặc các mối lái quen biết.

Mặc dù thời gian qua, một số hộ dân sinh sống trên đảo Hòn Chuối (Cà Mau) làm nghề nuôi cá bớp lồng bè gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, nhưng xét thấy nghề nuôi cá lồng bè vẫn mang lại hiệu quả nên cư dân trên đảo tiếp tục đóng bè nuôi cá.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng đàn heo của tỉnh khoảng 261.000 con, trong đó, tập trung nhiều tại 2 huyện Châu Thành, Tân Trụ. Đặc biệt, có 4 huyện nông dân chăn nuôi theo tiêu chuẩn VIETGAP theo chương trình hỗ trợ của dự án Lifsap với 200 hộ tham gia thường xuyên nuôi từ 20.000-22.000 con heo.

Chỉ tay về tuyến kênh thủy lợi dài trên 800m được nạo vét trong năm 2014, ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng ấp Mỹ Hiệp, xã Hòa Mỹ, cho biết: “Nơi đây vốn là vùng đất trũng, nhiều phèn, mấy chục năm nay việc canh tác của nông dân gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự lên xuống của con nước. Tuy nhiên, từ khi có tuyến kênh thủy lợi này, nông dân trong ấp rất chủ động trong sản xuất”.

Là một trong những nông sản chủ lực của Hậu Giang, thế nhưng thời gian qua đầu ra của trái khóm còn khá bấp bênh, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở nội địa. Vì vậy, mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, sản lượng cung cấp cho thị trường rất lớn, khó tiêu thụ, giá cả sụt giảm, khiến cho hiệu quả kinh tế không cao.