Nhiều Cơ Hội Tăng Xuất Khẩu Nông, Thủy Sản Sang Nga

Trong bối cảnh Liên bang Nga (LB Nga) đã đề ra một loạt lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm “nhiễm độc” để đáp trả đòn trừng phạt kinh tế của các nước châu Âu, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện hàng loạt các biện pháp hỗ trợ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội tăng xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường Nga.
Tại hầu hết các cuộc họp, hội đàm cấp cao song phương thời gian gần đây bao gồm kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam- Liên bang Nga hay các vòng đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan (VCUFTA), việc trao đổi các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang Nga luôn là một trong những nội dung chính được phía Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh và quan tâm.
Một trong những biện pháp mang tính đột phá được đề cập tới là tập trung đẩy nhanh tiến độ đàm phán tiến tới ký kết VCUFTA vào năm 2015 nhằm tiếp tục mở cửa thị trường với nhóm hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Với tư cách chủ trì đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Hải quan, Bộ Công Thương tập trung đàm phán về việc mở cửa các mặt hàng nhạy cảm như nông, thủy sản vào Nga để đưa ra thỏa thuận phù hợp nhất bởi việc đàm phán mở cửa thị trường sẽ trên cơ sở cân bằng lợi ích tổng thể giữa hai bên.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về những khó khăn mà Việt Nam đang gặp phải khi xuất khẩu các mặt hàng này sang LB Nga, trong chuyến thăm tới Việt Nam gần đây, Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế A.E.Likhachev cho biết Nga đang làm việc hết sức tích cực với Việt Nam để bảo đảm rằng các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam sẽ được tạo điều kiện thuận lợi nhất khi xuất khẩu sang Nga.
"Chúng tôi đã có buổi làm việc với các cơ quan hữu quan của Việt Nam trao đổi những biện pháp hỗ trợ từ phía nhà nước giúp Việt Nam có thể dễ dàng xuất khẩu các mặt hàng này vào thị trường Nga. Kết quả là mới đây, Cục Kiểm dịch động thực vật LB Nga (VPSS) đã dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản vào thị trường Nga và Liên minh Hải quan với 7 DN chế biến thủy sản của Việt Nam"- Thứ trưởng A.E.Likhachev nói.
Ông Victor Ermakov- Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cho biết thêm, Nga đang có kế hoạch hỗ trợ miễn phí cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp xúc, tìm kiếm đối tác để xúc tiến đưa hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga, do đó Việt Nam cần tận dụng cơ hội này.
Để khai thác tốt thị trường Nga, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam nên chủ động tiếp cận các nhà mua hàng Nga để chào bán sản phẩm thủy sản của mình cũng như cần chú trọng đến các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định về chất lượng cũng như kiểm định do Nga ban hành.
Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/72557/nhieu-co-hoi-tang-xuat-khau-nong-thuy-san-sang-nga.htm#.VHApEY0cTDc
Có thể bạn quan tâm

Hàng loạt hộ nuôi nhím ở Phú Quý, Phan Thiết và Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đang gặp khó do không tiêu thụ được động vật có nguồn gốc hoang dã này. Cách đây không lâu, nuôi nhím trở thành phong trào rầm rộ khi hàng trăm hộ xây chuồng trại, mua con giống, đẩy giá nhím giống lên trên 10 triệu đồng/đôi.

Phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế được sâu bệnh hại, phân bón còn có tác dụng tăng cường độ phì nhiêu cho đất và bảo vệ môi trường.

Mô hình nuôi tôm quảng canh truyền thống trong thời gian qua gặp nhiều rủi ro do thời tiết, dịch bệnh. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất của Huyện ủy Năm Căn, năm 2012, UBND xã Hàng Vịnh (Cà Mau) phát động nhân dân thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.

Ngày 01-3, tại xã Nhơn Hải (Ninh Hải), Ban quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trung tâm tư vấn và phát triển công nghệ (Viện nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố) tổ chức Hội thảo đầu bờ Mô hình sản xuất tỏi theo hướng an toàn.

Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Long An đã biết hạn chế sử dụng thuốc hóa học, chuyển sang hướng sinh học có lợi hơn cho môi trường. Họ đã không ngại khó, chủ động nuôi nấm xanh để phòng trừ rầy nâu trên lúa, góp phần giảm chi phí, nâng cao giá trị sản phẩm trong sản xuất.