Nhiều Chính Sách Hỗ Trợ Người Trồng Mía Vùng Mía Phía Bắc

Niên vụ mía 2013 – 2014, Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho người trồng mía trong vùng nguyên liệu đã được quy hoạch.
Những hộ gia đình tiến hành khai hoang để trồng mía từ đầu vụ được công ty hỗ trợ 2 triệu đồng cho mỗi ha. Diện tích chuyển từ các cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía cũng được hỗ trợ 1,1 triệu đồng/ha. Công ty cũng hỗ trợ mía giống vụ hè – thu 2 triệu đồng/ha và 50.000 đồng/tấn giống cho nông dân.
Để thắt chặt và tăng năng lực công tác quản lý thu mua mía nguyên liệu, công ty cũng có nhiều thay đổi hình thức thu mua, đồng thời hỗ trợ ban chỉ đạo thu mua mía cấp huyện 500 đồng/tấn mía thu mua, hỗ trợ các công ty và nông, lâm trường 5.000 đồng/tấn mía thu mua, các xã 4.000 đồng/tấn mía thu mua. Các HTX nông nghiệp và chủ hợp đồng cũng được công ty hỗ trợ 2.000 đồng/tấn mía sạch. Với các HTX và chủ hợp đồng có diện tích mía từ 200 ha trở lên, được hỗ trợ 5.000 đồng/tấn mía nguyên liệu.
Nông dân trồng mía trong vùng nguyên liệu cũng được công ty hỗ trợ lãi suất tiền vay mua máy cày công suất lớn trong vòng 5 năm; đầu tư mua máy cày nhỏ không tính lãi trong 3 năm.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 27-5, ông Liêu Phương, thương lái thu mua lúa gạo vùng Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang cho biết: “Giá lúa bình quân giảm 300 - 400 đồng/kg. Hiện lúa IR50404 vụ đông - xuân chỉ còn 5.000 - 5.100 đồng/kg (lúa khô), lúa IR50404 mới (vụ xuân - hè) 4.700 - 4.800 đồng/kg. Lúa hạt dài dẻo 5.400 - 5.500 đồng/kg, lúa dài thường giá 5.200 - 5.300 đồng/kg…”.

Mô hình trồng ca cao dưới tán cây điều và sầu riêng không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) mà còn là giải pháp để giữ ổn định diện tích điều và sầu riêng.

Mấy ngày gần đây, nhiều thương lái Trung Quốc đã vào vùng trồng khóm (dứa) của tỉnh Tiền Giang để thu mua khóm với giá cao. Chính vì vậy, nhiều cơ sở thu mua khóm trong nước gặp khó khăn trong việc tìm nguồn khóm nguyên liệu để thực hiện hợp đồng đã ký kết.

Chóng vánh lấy đất nông nghiệp, chóng vánh san nền, rồi cũng chóng vánh bỏ hoang. Câu chuyện thu hút đầu tư, phát triển các KCN của nhiều địa phương được gọi với cái tên chua chát là “tâm lý bầy đàn”.

Đến trang trại của gia đình anh Nguyễn Duy Châu ở xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy (Thái Bình) sau khi vượt qua một chặng đường lầy lội của vùng kinh tế mới, chúng tôi mới thấy hết sự nỗ lực để có thành công với mô hình trang trại tổng hợp của anh.