Nhiều Chính Sách Hỗ Trợ Người Trồng Mía Vùng Mía Phía Bắc

Niên vụ mía 2013 – 2014, Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho người trồng mía trong vùng nguyên liệu đã được quy hoạch.
Những hộ gia đình tiến hành khai hoang để trồng mía từ đầu vụ được công ty hỗ trợ 2 triệu đồng cho mỗi ha. Diện tích chuyển từ các cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía cũng được hỗ trợ 1,1 triệu đồng/ha. Công ty cũng hỗ trợ mía giống vụ hè – thu 2 triệu đồng/ha và 50.000 đồng/tấn giống cho nông dân.
Để thắt chặt và tăng năng lực công tác quản lý thu mua mía nguyên liệu, công ty cũng có nhiều thay đổi hình thức thu mua, đồng thời hỗ trợ ban chỉ đạo thu mua mía cấp huyện 500 đồng/tấn mía thu mua, hỗ trợ các công ty và nông, lâm trường 5.000 đồng/tấn mía thu mua, các xã 4.000 đồng/tấn mía thu mua. Các HTX nông nghiệp và chủ hợp đồng cũng được công ty hỗ trợ 2.000 đồng/tấn mía sạch. Với các HTX và chủ hợp đồng có diện tích mía từ 200 ha trở lên, được hỗ trợ 5.000 đồng/tấn mía nguyên liệu.
Nông dân trồng mía trong vùng nguyên liệu cũng được công ty hỗ trợ lãi suất tiền vay mua máy cày công suất lớn trong vòng 5 năm; đầu tư mua máy cày nhỏ không tính lãi trong 3 năm.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, nông dân huyện Đại Từ ra quân sản xuất vụ đông với khí thế nhộn nhịp và khẩn trương. Khắp các xứ đồng từ An Khánh, Cù Vân đến Cát Nê, Văn Yên, Phú Thịnh… đâu đâu cũng thấy cảnh người dân cần mẫn trên đồng ruộng. Cán bộ Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến nông huyện đã trực tiếp xuống cơ sở để tuyên truyền, vận động bà con nông dân gặt đến đâu, làm đất ngay tới đó với phương châm “sáng lúa, chiều cây vụ đông”...

Chăn nuôi đang là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân trong tỉnh. Để bảo vệ đàn vật nuôi, kiểm soát dịch bệnh có vai trò đặc biệt quan trọng. Thời gian qua, mạng lưới thú y cơ sở luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giúp chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi có hiệu quả..

Chương trình giúp hội viên phát triển kinh tế, nâng cao, cải thiện đời sống được các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh coi là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình hoạt động. Xác định, khoanh vùng, tìm hiểu nguyên nhân để hỗ trợ cái hội viên cần, nâng cao kiến thức còn thiếu của hội viên, đưa ra kế hoạch hành động cụ thể...

Thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh vào dịp lễ của các vùng giáo về tinh thần đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết lương giáo, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi hội viên, nông dân vào việc xây dựng tổ chức hội vững mạnh.

Dự án khai thác tài nguyên bền vững vùng đồi dốc ở huyện Cẩm Thủy được Hội Khoa học thủy lợi Thanh Hóa thực hiện tại xã Cẩm Tâm từ năm 2010. Theo đó, dự án xây dựng 2 mô hình để thực hiện hỗ trợ, gồm: mô hình thu trữ nước mó và mô hình hạn chế lũ quét, bảo vệ môi trường.