Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Cách Để Tiết Kiệm Chi Phí Năng Lượng

Nhiều Cách Để Tiết Kiệm Chi Phí Năng Lượng
Ngày đăng: 10/03/2012

Trao đổi với Dân Việt, GS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho biết: Để giảm thiểu gánh nặng do giá xăng dầu, điện... tăng, bà con nông dân có thể thay đổi nguồn nhiên liệu sử dụng hàng ngày và sử dụng theo cách tiết kiệm...

Cụ thể là chúng ta có thể thay đổi như thế nào?

- Thay vì đun nấu từ nước lạnh để dùng có thể thay bằng nguồn nước nóng tạo ra từ năng lượng mặt trời đã ở mức 60- 70 độ C. Thay các bóng đèn tiêu thụ điện năng lớn hiện có bằng bóng sợi đốt có công suất bé hơn và tận dụng ánh sáng tự nhiên để giảm sử dụng điện thắp sáng. Về đun nấu có thể mua những loại than an toàn với môi trường để giảm dùng điện hay gas...

Với riêng nông dân dùng đến nhiều máy móc sản xuất hay ngư dân đánh bắt xa bờ, chế biến thuỷ sản, xăng tăng giá sẽ ảnh hưởng đến thu nhập không nhỏ, nếu tính không khéo có thể thu không đủ bù chi. Vì vậy có thể chuyển sang dùng xăng sinh học với giá rẻ hơn.

Với đặc thù của VN, về lâu dài, ở vùng nông thôn có thể tập trung phát triển nguồn năng lượng gì vừa thân thiện môi trường vừa hiệu quả kinh tế?

- Ở vùng nông thôn VN hiện nay, có 2 nguồn năng lượng tái tạo mà chúng ta có thể thực hiện được ngay đó là dùng năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Việc lắp dàn pin năng lượng mặt trời không quá đắt, nhưng có thể dùng được trực tiếp (thắp sáng, đun nấu...), tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Chúng ta còn có thể chọn những vùng có điều kiện thiên nhiên phù hợp để phát triển năng lượng gió. Tuy nhiên, cách này nên thực hiện theo quy mô rộng như xã, huyện chứ mỗi một gia đình e không khả thi. Còn những phương pháp khác có thể mang lại nguồn năng lượng với chi phí rẻ đều khó thực hiện trong lúc này.


Có thể bạn quan tâm

Bình Thuận nuôi cá mú lồng bè ở Phú Quý gặp khó Bình Thuận nuôi cá mú lồng bè ở Phú Quý gặp khó

Trước đây, mô hình nuôi cá mú lồng bè là một hướng đi mang lại hiệu quả khá cao giúp nhiều người dân Phú Quý (Bình Thuận) vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân, mô hình này đã không còn thuận lợi, việc nuôi của người dân trở nên khó khăn khiến số lồng bè ngày một bị thu hẹp. Thậm chí nhiều hộ đã phải bỏ bè, chuyển nghề.

22/04/2015
Trở lại bám biển Trở lại bám biển

Sau một thời gian “lãng quên” biển, ngư dân Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã đầu tư phương tiện, cải tiến bổ sung ngư lưới cụ, chuyển đổi nghề khai thác phù hợp với ngư trường, trở lại với nghề truyền thống của mình… Thu nhập ổn định

22/04/2015
Cây tếch trên rừng Khộp Cây tếch trên rừng Khộp

Với giá trị kinh tế cao, dễ trồng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, cây tếch được Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Wy, huyện EaH’Leo, tỉnh Đắk Lắk trồng trên diện tích rừng khộp nghèo kiệt.

22/04/2015
Quảng Nam hợp tác với Hàn Quốc phát triển sâm Ngọc Linh Quảng Nam hợp tác với Hàn Quốc phát triển sâm Ngọc Linh

Ngày 21/4, UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam đã phối hợp với quận Hamyang, tỉnh Gyeongsangnam, Hàn Quốc ký kết biên bản ghi nhớ về thiết lập quan hệ hợp tác giữa 2 địa phương.

22/04/2015
Lý Sơn trúng đậm mực núc Lý Sơn trúng đậm mực núc

Những ngày qua, hàng chục tàu cá hành nghề vây rút chí của ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) sau mỗi đêm thả lưới ven đảo, mỗi tàu khai thác được hàng tạ mực núc, thu về vài chục triệu đồng.

22/04/2015