Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Bệnh Lúa Xuân

Nhiều Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Bệnh Lúa Xuân
Ngày đăng: 27/05/2014

Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh đến năng suất, chất lượng lúa, phấn đấu hoàn thành thắng lợi vụ xuân năm 2014, ngành nông nghiệp Hà Nội đã kịp thời tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.

Sâu bệnh gây hại cục bộ

Ông Nguyễn Văn Quân - Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Mỹ Đức cho biết, tính đến trung tuần tháng Năm, trên địa bàn huyện có 46ha nhiễm bệnh đạo ôn; 18ha nhiễm bệnh đốm sọc vi khuẩn; rầy nâu, rầy lưng trắng 6ha; sâu cuốn lá 20ha; khô vằn 240ha.

Tại huyện Phúc Thọ, bệnh đạo ôn cổ bông hiện đang gây hại cục bộ trên trà lúa giai đoạn trổ bông - chín sữa. Đặc biệt, bệnh gây hại nặng trên giống lúa nếp nhung ở các xã: Phúc Hòa, Long Xuyên, Phụng Thượng...

Ngoài ra, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm cũng xuất hiện rải rác ở các xứ đồng. Thời gian qua, do thời tiết diễn biến bất thường,... là môi trường thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và gây hại. Bên cạnh đó, hầu hết các diện tích lúa trên địa bàn TP hiện nay đều có biểu hiện thừa đạm, lúa rậm rạp, lá xanh đậm, lá áp đòng và lá đòng dài, nằm ngang.

Trước thực trạng một số diện tích lúa xuân xuất hiện, phát sinh các loại sâu bệnh hại, Sở NN&PTNT Hà Nội chỉ đạo các phòng, ban chức năng của các huyện phối hợp các xã, thị trấn và bà con nông dân chủ động tăng cường kiểm tra, thăm đồng để kịp thời phát hiện, xử lý. Đồng thời, tập trung phun trừ sâu bệnh, nhất là khi cây lúa trong giai đoạn trỗ bông - chín sữa.

Qua kiểm tra thực tế cho thấy, các xã, thị trấn ở các huyện đều triển khai thực hiện phun thuốc phòng trừ sâu bệnh tương đối tốt. Song, một số nơi bà con đã không tiến hành phun đồng loạt theo hướng dẫn của trạm BVTV.

Không chủ quan

Theo Chi Cục BVTV Hà Nội, nguyên nhân chính dẫn đến việc phát sinh sâu bệnh hại là do thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao. Hơn nữa, các bệnh thường phát sinh trên các chân ruộng giàu chất dinh dưỡng do nông dân bón phân không cân đối. Mặt khác, ruộng khô hoặc ngập úng đều dễ bị sâu bệnh hại nên các giống lúa không có khả năng kháng bệnh.

Hiện, tuy bệnh đạo ôn tạm dừng nhưng sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 đang ra rộ, rầy nâu, rầy lưng trắng hại nhẹ, bệnh đốm sọc vi khuẩn phát sinh gây hại và bệnh khô vằn gia tăng hại tương đối trên những chân ruộng bón thừa đạm, cấy dày. Mặt khác, giai đoạn lúa tập trung trỗ từ 10 - 15/5 đúng thời điểm thời tiết có mưa dông xen kẽ nắng nóng là môi trường rất thuận lợi cho các bệnh, sâu hại lây lan rộng.

Sở NN&PTNT Hà Nội khuyến cáo, từ nay đến cuối vụ, thời tiết có nhiều diễn biến bất thường nên các địa phương không chủ quan trước diễn biến tình hình sâu bệnh hại.

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các phòng ban chuyên môn tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân phun trừ sâu bệnh đúng cách, hiệu quả; tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phân loại cụ thể trà lúa, giống lúa, xác định mật độ sâu ở những diện tích lúa bị nhiễm bệnh để hướng dẫn nông dân phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc đặc hiệu.

Đồng thời, các địa phương thường xuyên kiểm tra các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Chi cục BVTV Hà Nội khuyến cáo, đối với bệnh đạo ôn, bà con nên dùng Vista 72,5WP, Filia 525 SE để phun trừ trên các diện tích bị nặng bà con đã vơ lá bệnh đem tiêu hủy (phun 2 lần). Với bệnh khô vằn bà con dùng: Nevo 330EC; Tilsuper: 300EC; Validamycin3DD để phun trừ.

Bệnh đốm sọc vi khuẩn hiện tại chưa có thuốc đặc trị nên phun phòng bằng một số loại thuốc: Ải vân 6.4SL, Hỏa tiễn 50SP, Starner 20WP... Do lúa đang trong giai đoạn trỗ bông nên phun thuốc vào buổi chiều mát (sau 15 giờ chiều); phun đúng nồng độ khuyến cáo trên bao bì, phun đủ 25 - 30 lít nước thuốc đã pha/sào.


Có thể bạn quan tâm

Cà Mau Chỉ Đạo Kiểm Soát Việc Thu Mua Con Banh Lông Cà Mau Chỉ Đạo Kiểm Soát Việc Thu Mua Con Banh Lông

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Cà Mau xuất hiện tình trạng thương lái nước ngoài thu mua con banh lông với giá cao nên một bộ phận ngư dân đã đầu tư nhiều kinh phí mua sắm dụng cụ khai thác con banh lông; tuy nhiên việc thu mua sản phẩm của thương lái nước ngoài rất bấp bênh, giá cả không ổn định, nguy cơ rủi ro cao.

29/05/2014
Đa Số Tàu Câu Tay Cá Ngừ Đại Dương Chỉ Đạt Mức Hòa Vốn Đa Số Tàu Câu Tay Cá Ngừ Đại Dương Chỉ Đạt Mức Hòa Vốn

Sản lượng cá ngừ khai thác được lớn, nhưng giá sản phẩm thấp, dao động từ 75.000 - 80.000 đồng/kg, nên đa số các tàu hòa vốn hoặc lỗ, một số ít tàu có lời nhưng ở mức thấp.

23/06/2014
Công Ty TNHH MTV Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh Nuôi Bò Tại Lâm Đồng Công Ty TNHH MTV Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh Nuôi Bò Tại Lâm Đồng

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã đồng ý cho Công ty TNHH MTV Bò sữa TP Hồ Chí Minh triển khai dự án “Chăn nuôi bò giống, bò thịt tại tỉnh Lâm Đồng”.

29/05/2014
Phú Yên Nuôi Hải Sâm Kết Hợp Với Tôm Sú Hiệu Quả Và Bền Vững Phú Yên Nuôi Hải Sâm Kết Hợp Với Tôm Sú Hiệu Quả Và Bền Vững

Theo chân anh Nguyễn Xuân Danh cán bộ Nông lâm ngư diêm nghiệp xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Mỹ ở thôn 1, xã Xuân Hải với gần 7 năm trong nghề nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú cho hiệu quả.

23/06/2014
Hậu Giang Hướng Đi Mới Cho Người Nuôi Heo Hậu Giang Hướng Đi Mới Cho Người Nuôi Heo

Hạn chế được ô nhiễm môi trường, dễ áp dụng cho cả trang trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng hiệu quả kinh tế... đó là những hiệu quả tích cực mà người chăn nuôi heo trong tỉnh Hậu Giang nhận thấy được sau khi áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học.

29/05/2014